3 lưu ý khi xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho năm 2021

3 lưu ý khi xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho năm 2021

Trải qua năm 2020 đầy biến động đã kéo theo hàng loạt sự thay đổi trong doanh nghiệp, trong đó đã xuất hiện những nhu cầu mới liên quan đến lực lượng lao động, môi trường làm việc cũng như quy trình quản lý. Một chiến lược nguồn nhân lực “hợp thời” có lẽ là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần ngay tại thời điểm này.

Có nhiều cách khác nhau để tạo ra những kế hoạch nhân sự phù hợp với doanh nghiệp. Nó có thể được xây dựng dựa trên những chiến lược trước đó để điều chỉnh lại hoặc tạo mới hoàn toàn dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia nhân sự thực thụ.

Tuy nhiên, dù bạn thực hiện theo cách nào thì vẫn nên chú ý 3 vấn đề dưới đây. Tất cả chúng sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược quản lý nhân sự phù hợp không chỉ với doanh nghiệp mà còn với sự chuyển động của thị trường.

3 lưu ý cho 1 chiến lược nguồn nhân lực hiệu quả hơn

Lắng nghe và luôn chủ động

Đến nay, những ngày đầu năm 2021 đang đi qua nhưng tình hình Covid-19 vẫn chưa thể ngã ngũ. Vắc-xin đã được sản xuất và đưa vào sử dụng, tuy nhiên vẫn chưa thể kết luận điều gì; trong khi đó biến chủng virus mới lại được phát hiện ở các quốc gia. Điều này cho thấy con đường phía trước vẫn còn mơ hồ đối với các doanh nghiệp; sự phục hồi kinh tế sẽ rất chậm trên toàn thế giới lẫn Việt Nam.

Tiếp tục lắng nghe và quan sát những chuyển động mới của xã hội là điều cần thiết hiện nay. Theo sát các chính sách của Chính phủ về việc đối phó dịch bệnh hay các quy định mới về lao động,…sẽ giúp bạn đưa ra giải pháp quản lý con người kịp thời và hiệu quả hơn.

chiến lược nguồn nhân lực

>>> Cập nhật: Quy định mới về lương, thưởng trong năm 2021

Mặc khác, duy trì tính chủ động từ cấp quản lý đến nhân viên là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược nguồn nhân lực trong giai đoạn mới này.  

Còn nhớ, ở thời điểm dịch bệnh bùng phát thì những doanh nghiệp chủ động chuyển đổi số quy trình làm việc đã kịp thời thích nghi với quy định dãn cách xã hội, làm việc tại nhà,…và duy trì các hoạt động kinh doanh ở mức độ cho phép.

Đến nay, tình hình dịch bệnh đã khả quan hơn nhưng việc chuyển tiếp lực lượng lao động sang Gen Z đã phát sinh nhiều vấn đề trong quản lý nhân sự. Đây là thế hệ tiếp cận mạnh mẽ với công nghệ, nhu cầu lao động và phúc lợi của họ cũng rất khác so với trước đây; đòi hỏi nhà quản lý nhân sự cần xây dựng chiến lược thu hút và phát triển phù hợp.

Chủ động nắm bắt xu hướng cũng như tình hình kinh tế – xã hội trong nước và thế giới góp phần không nhỏ trong việc xây dựng chiến lược nhân sự ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.

Hoạch định chiến lược quản lý nhân sự linh hoạt

Năm 2020 qua đi và để lại nhiều sự thay đổi và điều đó sẽ còn tiếp diễn trong năm mới. Để duy trì trạng thái bình ổn nhất của đội ngũ nhân sự thì doanh nghiệp cần một chiến lược quản lý linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể lường trước được.

Giả sử doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới cung cấp cho thị trường, điều đó có nghĩa là bộ phận nhân sự phải lên kế hoạch cho việc tuyển dụng, đào tạo, xây dựng chính sách lương thưởng và các chế độ phù hợp. Nếu trường hợp lãnh đạo muốn tận dụng nguồn lực sẵn có thì cần thiết phải có các chương trình thúc đẩy nhân viên cũ để họ sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ mới.

Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa tìm được lối thoát sau Covid và vẫn trong tình trạng “thắt lưng buộc bụng” thì kế hoạch sa thải thêm nhân viên; ngừng sản xuất; tạm đóng cửa một số cửa hàng;… vẫn là giải pháp tối ưu.

Chỉ qua 2 kịch bản phổ biến như trên nhưng có thể thấy được rằng doanh nghiệp trở nên nhạy bén hơn khi đã chuẩn bị chiến lược nguồn nhân lực thích hợp với mỗi tình huống cụ thể.

>>> Xem thêm: Triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp tại công ty giày Tuấn Việt

chiến lược nguồn nhân lực

Nhân viên là trung tâm khi triển khai chiến lược nhân sự

Con người quyết định đến 70% sự thành công khi thực hiện một dự án hay chiến lược nào đó. Xem nhân viên là trung tâm khi xây dựng chiến lược nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp định hướng, tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả một cách toàn diện và chính xác nhất.

Sử dụng dữ liệu từ kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo biến động nhân sự hay các bảng khảo sát nhân viên để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình nhân sự, năng lực nhân sự cũng như mối quan tâm của họ trong suốt quá trình làm việc.

Sự giao tiếp được xem là chìa khóa để triển khai chiến lược nguồn nhân lực. Đảm bảo nhân viên của bạn có tiếng nói trong việc xác lập các giá trị và mục tiêu cho năm mới. Sau đó, thường xuyên kiểm tra tiến độ từng nhiệm vụ, công việc và kịp thời đưa ra các phản hồi để nhân viên điều chỉnh cho phù hợp.

>>> Xem thêm: 5 xu hướng quản lý nhân sự hàng đầu trong năm 2021