5 xu hướng quản lý nhân sự hàng đầu trong năm 2021

5 xu hướng quản lý nhân sự hàng đầu trong năm 2021

Các nhà quản lý nhân sự đang cân nhắc lại cách tiếp cận và quản lý lực lượng lao động theo hướng mới, để kịp thời thích ứng với những thay đổi mà Covid-19 đem lại.

Trong số rất nhiều xu hướng quản lý con người mới thì 5 xu hướng dưới đây thật sự đáng lưu ý nhất, giúp doanh nghiệp duy trì mức độ gắn kết của nhân viên và kinh doanh phát triển mạnh đến năm 2021.

Tiếp tục xu hướng quản lý nhân sự từ xa

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã thực hiện biện pháp giãn cách xã hội. Theo đó đã đóng cửa các sân bay; nghiêm cấm các hành vi tụ tập từ 20 người trở lên;… những điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động tại các doanh nghiệp.

Việc tạm ngừng hoạt động trong một thời gian kéo dài khiến doanh nghiệp 1 số ngành (chẳng hạn như du lịch, khách sạn;…) sa thải hàng loạt nhân viên; tuy nhiên các doanh nghiệp khác cũng đã tăng nhân viên do nhu cầu sản phẩm/dịch vụ tăng vọt. Một số khác chọn cách để nhân viên làm việc tại nhà hoặc luân phiên nhau đến công ty.

Do đó, bộ phận nhân sự cũng phải chuyển hướng quản lý. Đáng chú ý là các hoạt động tuyển dụng; giới thiệu; đào tạo nhân viên mới cũng được thực hiện thông qua màn hình máy tính. 

Và đương nhiên đã có nhiều thách thức liên quan đến các vấn đề như:

  • Phỏng vấn và đánh giá kỹ năng của ứng viên
  • Sàng lọc ứng viên phù hợp với làm việc từ xa
  • Truyền tải văn hóa công ty cho nhân viên mới.

Bên cạnh việc tuyển dụng nhân sự mới, bộ phận HR còn chịu trách nhiệm hỗ trợ cho  nhân viên. Với điều kiện làm việc mới thì họ cần được hỗ trợ nhiều hơn bao giờ hết. 

Có thể họ sẽ cảm thấy cô đơn hoặc mất kiểm soát giữa công việc và hoạt động tại nhà. Họ còn liên tục bị “nhấn chìm” trong luồng thông tin về dịch bệnh được cập nhật mỗi giây….Khi đó, doanh nghiệp chính là nguồn thông tin và là nơi hướng dẫn cách vượt qua sự tiêu cực trong thời kỳ dịch bệnh.

Vì thế cho nên, song song với xu hướng quản lý nhân sự từ xa thì tăng cường truyền thông kỹ thuật số cũng trở nên quan trọng và cấp thiết.

>>> Xem thêm: C&B là gì? và cách xây dựng chính sách C&B giữ nhân tài

quản lý nhân sự

Tập trung chăm sóc “sức khỏe tinh thần” của nhân viên

Cuối tháng 6/2020, một cuộc khảo sát những người trưởng thành tại Mỹ đã được thực hiện; kết quả là 40% những người tham gia đang trải qua các cuộc đấu tranh về tinh thần hoặc lạm dụng chất kích thích do hậu quả của đại dịch.

Vai trò của bộ phận nhân sự bao gồm việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của nhân viên. Vậy nên một trong những xu hướng quản lý nhân sự đáng quan tâm trong năm 2021 là đầu tư vào các hoạt động khiến nhân viên cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn. Điều đó bao gồm:

  • Sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với nhân viên về dịch bệnh, công việc,…
  • Thể hiện sự đồng cảm khi nhân viên cảm thấy họ bị cô lập khi phải làm việc tại nhà hoặc khi không thể hòa nhập được với tổ chức. Bộ phận nhân sự có thể cần phải can thiệp để đưa ra giải pháp hỗ trợ kịp thời.
  • Cung cấp tài nguyên hỗ trợ cho nhân viên khi làm việc trong điều kiện mới. Chẳng hạn như xu hướng làm việc từ xa được dự đoán sẽ là giải pháp lâu dài, ít nhất là trong 1-2 năm tới. Do đó, người quản lý cần cung cấp đầy đủ các nguồn lực để nhân viên hoàn thành công việc.

Vào năm 2021, bộ phận nhân sự sẽ cần phát triển chiến lược dài hạn cho việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên. Sau đó, chúng có thể là những điểm nhấn thu hút ứng viên.

Xu hướng ứng dụng công nghệ vào quản trị nhân sự

Tại Việt Nam, công cuộc chuyển đổi số trở nên quyết liệt hơn khi bùng nổ dịch Covid-19.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tổ chức cho nhân viên làm việc tại nhà; và trong thời gian đó những ứng dụng phần mềm là “cứu cánh”; bởi chúng là những công cụ chứa đầy đủ dữ liệu nhằm đảm bảo hoạt động diễn ra bình thường; dựa vào đó để duy trì năng suất và đánh giá hiệu quả làm việc. Đặc biệt, nhân viên dù làm việc ở bất cứ đâu cũng dễ dàng liên hệ, trao đổi với nhau; sợi dây gắn kết nội bộ không bị gián đoạn.

Đã qua lâu rồi thời khảo sát nhân viên theo cách truyền thống; các ứng dụng cho phép nhân viên phản hồi theo thời gian thực; đó là điều cần thiết để người quản lý nhân sự nắm bắt tình hình nhân sự, xem xét mức độ thích nghi của họ cũng như kịp thời đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp.

Covid-19 đã buộc bộ phận nhân sự phải dựa vào thông tin và dữ liệu nhiều hơn để đưa ra các quyết định. Năm 2021 dự báo là năm sôi động của thị trường phần mềm quản lý nhân sự, khi mà các doanh nghiệp đã khẳng định được vai trò của công nghệ đối với công tác nhân sự cũng như sẵn sàng cho cuộc chuyển đổi số.

quản lý nhân sự

Thu hút và quản lý nhân sự tự do

Đây là ứng cử viên sáng giá nhất cho top đầu những xu hướng quản trị nhân sự năm 2021. Có 2 động lực thúc đẩy sự thay đổi này; một là do tác động của dịch Covid-19 gây ra nhiều bất ổn kinh tế, làm cho doanh nghiệp phải xem xét lại các mô hình tuyển dụng và quản lý lực lượng lao động. Hai là vì sự chuyển đổilực lượng lao động; hay nói cách khác đó là nhân sự Gen Z. Họ là những người quan tâm đến sự trải nghiệm và đòi hỏi sự công nhận nhất định; quan trọng hơn hết lao động Gen Z chú ý hơn vào những công việc tự do mang lại cho họ giá trị phong phú.

Có tới 80% lực lượng lao động sẽ làm việc tự do vào năm 2030. (Theo Peter Miscovich, Giám đốc điều hành tại JLL Consulting)

Năm 2021, bộ phận nhân sự cần cung cấp thêm nguồn lực để thu hút và quản lý lực lượng lao động tự do. Đồng thời, cần giải quyết những thách thức: như tìm ra cách các chỉ số hiệu suất; chính sách phúc lợi,…dành cho họ.

quản lý nhân sự

Định nghĩa mới về trải nghiệm của nhân viên

Khi chuyển sang làm việc từ xa hay sự xuất hiện của lực lượng lao động tự do, chỉ số mức độ tương tác và mức độ hạnh phúc của nhân viên cũng tăng lên. Tuy nhiên, sau dịch Covid-19 cuộc sống và công việc của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự bất ổn định về thu nhập; chính sách phúc lợi bị cắt giảm;…làm cho họ cảm thấy lo lắng cho tương lai của mình.

Năm 2021, bộ phận nhân sự sẽ cần hiểu rõ hơn về việc nhân viên bị ảnh hưởng như thế nào thông qua các chương trình gắn kết, khảo sát nhân sự. Sau đó là sử dụng các dữ liệu đó vào việc xây dựng trải nghiệm của nhân viên.

Trong tương lai, quản lý nhân sự còn có nhiều sự thay đổi hơn để phù hợp với trạng thái bình thường mới trên toàn cầu mà Covid-19 để lại. Dù nhân viên tiếp tục làm việc tại văn phòng hay tại nhà thì các công cụ quản lý hiện đại ứng dụng kỹ thuật số sẽ đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì sự ổn định của nhân sự. Nếu bạn cần thêm thông tin về ứng dụng quản lý nhân sự trong giai đoạn mới, hãy liên hệ hotline: 0908 402 668 để được giải đáp trực tiếp.

>>> Xem chi tiết: Phần mềm quản trị nhân sự dành cho doanh nghiệp lớn