Lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp trong thời đại chuyển đổi số

Lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp trong thời đại chuyển đổi số

Hiện nay có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, đối với mỗi phong cách lại có mức độ tác động đến môi trường làm việc, sự hài lòng của nhân viên và hiệu quả nhóm không giống nhau. Do đó, việc lựa chọn phong cách phù hợp đóng vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp.

Mặt khác, các nhà lãnh đạo nên hiểu rằng không có một phong cách lãnh đạo nào phù hợp với mọi tình huống, thay vào đó họ cần linh hoạt áp dụng và thích ứng với sự thay đổi của xu hướng chung. Chẳng hạn như trong thời đại chuyển đổi số, vai trò của lãnh đạo trở nên phức tạp và biến hóa đa dạng hơn nên việc vận dụng các phong cách lãnh đạo cũng phải đáp ứng được điều này, nhằm tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự hợp tác và thúc đẩy sự phát triển của nhân viên và của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Chuyển đổi số từ năm 2024 sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ 3 công nghệ này!

Hiện nay có những phong cách lãnh đạo phổ biến nào?

Một cách đơn giản thì phong cách lãnh đạo là cách thức mà người lãnh đạo quản lý điều hành và tương tác với các thành viên trong doanh nghiệp. Bao gồm cách thức thúc đẩy, hướng dẫn và kiểm soát các thanh viên làm việc và cách ra quyết định. Hiện nay có 6 phong cách phổ biến được các nhà lãnh đạo áp dụng và mỗi cách thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền (Autocratic Leadership)

Đặc điểm: nhà lãnh đạo đưa ra quyết định một cách độc đoán, không tham khảo ý kiến của nhóm, có xu hướng kiểm soát chặt chẽ công việc của cấp dưới.

Ưu điểm:

  • Quyết định nhanh chóng, hiệu quả trong tình huống khẩn cấp.
  • Mang lại hiệu quả tương đối cao đối với các mục tiêu ngắn hạn.

Nhược điểm:

  • Không khuyến khích nhân viên tham gia vào mục tiêu chung, thiếu sự sáng tạo.
  • Khiến nhân viên cảm thấy không được tôn trọng, dẫn đến giảm sự hài lòng của nhân viên và giảm năng suất làm việc, gây lãnh phí nguồn lực của doanh nghiệp.

phong cách lãnh đạo

Phong cách dân chủ (Democratic Leadership)

Đặc điểm: quá trình ra quyết định của nhà lãnh đạo có sự tham gia góp ý kiến của các thành viên. Cụ thể người lãnh đạo chủ động lắng nghe ý kiến của cấp dưới và giải thích nguyên nhân đi đến quyết định.

Ưu điểm:

  • Nhận được sự đồng thuận của nhân viên và tạo cam kết giữa họ với doanh nghiệp.
  • Tăng cường sự đổi mới và sáng tạo nhờ các luồng ý kiến đa dạng, mới mẻ của các thành viên trong nhóm.

Nhược điểm:

  • Việc đưa ra quyết định có thể bị chậm trễ do mất nhiều thời gian cho việc thảo luận và thống nhất.
  • Không phù hợp với các tình huống khẩn cấp.

Lãnh đạo ủy quyền (Laissez-Faire Leadership)

Đặc điểm: nhân viên được trao quyền tối đa trong việc thực hiện công việc, ra quyết định. Người lãnh đạo không can thiệp nhiều vào quá trình hoạt động.

Ưu điểm:

  • Khuyến khích sáng tạo, đổi mới và trách nhiệm với công việc của nhân viên.
  • Nâng cao sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Nhược điểm:

  • Thiếu sự hướng dẫn rõ ràng dẫn đến chậm tiến độ hoàn thành mục tiêu.
  • Khó khăn trong quản lý, kiểm soát và chậm ra quyết định trong một số tình huống.

Phong cách lãnh đạo huấn luyện (Coaching leadership)

Đặc điểm: người lãnh đạo đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển cá nhân cho nhân viên và là người quyết định.

Ưu điểm:

  • Thúc đẩy phát triển nhân viên, nâng cao kỹ năng, kiến thức và tăng hiệu suất làm việc.
  • Tạo ra môi trường làm việc tôn trọng, cởi mở và sáng tạo.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu người lãnh đạo phải có kỹ năng đào tạo, huấn luyện và thời gian để thực hiện.
  • Có thể không mang lại hiệu quả đối với trường hợp khẩn cấp.

phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership)

Đặc điểm: người lãnh đạo luôn sẵn sàng chuyển đổi, cải tiến và thúc đẩy nhân viên phát triển hơn nữa, bằng cách giao những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản sau đó có thể tăng tốc thời gian hoặc đưa ra những mục tiêu mang tính thách thức hơn.

Ưu điểm:

  • Truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên bước ra khỏi vùng an toàn.
  • Nâng cao khả năng phát triển, chuyển đổi của nhân viên.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào nhà lãnh đạo, nếu lãnh đạo không hiệu quả có thể không đạt được kết quả tốt nhất.
  • Có thể làm mất đi sự chủ động của nhân viên và họ cần phải được đào tạo phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ khó hơn.

Lãnh đạo giao dịch (Transactional Leadership)

Đặc điểm: nhà lãnh đạo khuyến khích nhân viên tăng năng suất làm việc bằng cách sử dụng phần thưởng và hình phạt.

Ưu điểm:

  • Hoàn thành tốt các mục tiêu ngắn hạn.
  • Quy trình thực hiện ổn định, nhất quán với cấu trúc rõ ràng.

Nhược điểm:

  • Thiếu sự linh hoạt, chỉ duy trì trạng thái hiện tại không có sự thúc đẩy đổi mới, sáng tạo.
  • Hạn chế sự đóng góp ý kiến của nhân viên, dẫn đến việc họ thiếu động lực phát triển.
  • Bỏ qua mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp phản ứng chậm với những tình huống bất lợi và sự biến động của thị trường.

phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo phù hợp khi doanh nghiệp chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một quá trình phức tạp và dài hạn của doanh nghiệp. Đặc biệt người lãnh đạo đóng vai trò như một “thuyền trường” để định hướng và ra quyết định trong quá trình chuyển đổi số. Có thể nói đối với các nhà lãnh đạo thì đây là nhiệm vụ quan trọng và không đơn giản khi phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường không ngừng biến động như hiện nay.

Do đó, người lãnh đạo cần có kiến thức sâu rộng về công nghệ và hiểu rõ cách mà công nghệ có thể tác động đến các quy trình và chiến lược của tổ chức. Đồng thời phải có tầm nhìn rõ ràng về những thay đổi mà chuyển đổi số có thể mang lại cho tổ chức. Điều này bao gồm cả việc đưa ra các mục tiêu cụ thể và phát triển các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó.

Ngoài ra, lãnh đạo cần có khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi môi trường và công nghệ mới, đồng thời khuyến khích cả tổ chức làm điều này. Các quyết định lãnh đạo nên dựa trên dữ liệu chính xác và phân tích sâu sắc. Điều này giúp đảm bảo rằng những quyết định được đưa ra là dựa trên những thông tin chính xác nhất.

Lãnh đạo cần khuyến khích sự đổi mới và tạo ra một môi trường mà nhân viên có thể đưa ra các ý tưởng mới một cách tự nhiên và an toàn. Lãnh đạo cần khuyến khích mô hình làm việc theo mạng lưới và hợp tác chặt chẽ giữa các nhóm làm việc.

Làm việc theo mạng lưới và hợp tác: Sự chuyển đổi số thường đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều bộ phận và các đơn vị khác nhau trong tổ chức. Lãnh đạo cần khuyến khích mô hình làm việc theo mạng lưới và hợp tác chặt chẽ giữa các nhóm làm việc.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, lãnh đạo cần phải có tầm nhìn đạo đức và trách nhiệm xã hội, đảm bảo rằng chuyển đổi số là vì lợi ích lâu dài của tổ chức và cộng đồng. Những phẩm chất này giúp lãnh đạo không chỉ thúc đẩy sự chuyển đổi số một cách hiệu quả mà còn đảm bảo sự bền vững của quá trình này trong thời đại số hóa ngày nay.

Như vậy, dựa trên những điểm này thì phong cách lãnh đạo phù hợp với thời đại chuyển đổi số thường là phong cách:

  • Linh hoạt và đổi mới: không ngại thay đổi, sẵn sàng chấp nhận và áp dụng công nghệ mới để cải tiến tổ chức.
  • Khuyến khích sáng tạo: không chỉ làm chủ công nghệ hiện tại mà còn khuyến khích nhân viên tìm ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả hơn.
  • Tập trung vào dữ liệu và phân tích để đưa ra quyết định cũng như dự đoán xu hướng tương lai.
    Khuyến khích nhân viên sử dụng công nghệ để cải thiện quy trình làm việc và giao tiếp nội bộ.

Mỗi phong cách lãnh đạo có thể phù hợp với các tình huống và môi trường công việc khác nhau. Trong thời đại chuyển đổi số mỗi một phong cách lãnh đạo được kể tên ở trên đều có thể được linh hoạt áp dụng phụ thuộc vào mục tiêu, nhu cầu và đặc điểm của doanh nghiệp cũng như tính chất công việc. Tuy nhiên lãnh đạo cần linh hoạt và có khả năng thích ứng để phù hợp với từng tình huống và nhóm cụ thể, đồng thời kịp thời nắm bắt và khai thác các cơ hội từ công nghệ số.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề liên quan đến chuyển đổi số và giải pháp quản lý doanh nghiệp khi chuyển đổi số, hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ tốt nhất.

>>> Xem thêm: Công ty Cổ phần Bao bì Quang Minh mở rộng và tái triển khai hệ thống DIGINET ERP