Chuyển đổi số từ năm 2024 sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ 3 công nghệ này!
Đến nay, khi đã trải qua giai đoạn khó khăn do Covid-19, khủng hoảng kinh tế hay chịu ảnh hưởng của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, các doanh nghiệp càng khẳng định chuyển đổi là một chiến lược quan trọng không thể thiếu để duy trì vị thế cũng như gia tăng năng lực cạnh tranh. Từ năm 2024, các công nghệ mới tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sẽ là yếu tố tác động không nhỏ đến các xu hướng chuyển đổi số.
Vậy cụ thể những công nghệ đó là gì và tác động đến quá trình chuyển đổi số như thế nào, cùng DIGINET tìm câu trả lời ngay sau đây!
>>> Xem thêm: 3 kỹ năng quản lý nhân sự “nhất định phải có” khi chuyển đổi số
Trí tuệ nhân tạo AI được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chuyển đổi số…
Tính đến thời điểm hiện tại, trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là xu hướng phát triển của ngành công nghiệp công nghệ toàn cầu. AI được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như truyền thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, chăm sóc khách hàng, v.v.
Đối với hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp, AI được đánh giá là công nghệ nền tảng dẫn dắt quá trình chuyển đối số diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đầu tiên phải nói đến khả năng giúp doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số của AI. Dựa vào những công nghệ mới như học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phân tích dự đoán,… việc phân tích dữ liệu để dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai và đề xuất chiến lược của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và chính xác hơn; từ đó hỗ trợ cho quá trình chuyển đối số diễn ra nhanh chóng.
Trí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Ngoài ra, chuyển đổi số kết hợp với AI còn mang lại hiệu quả trong việc nhận biết và đánh giá toàn diện nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như một số nền tảng chuyển đổi số dựa vào AI để thu thập thông tin nhu cầu của khách hàng thông qua tỷ lệ nhấp chuột vào liên kết quảng cáo; lịch sử mua hàng hoặc lịch sử duyệt web, v.v.
Một điều quan trọng nữa là AI cho phép tự động phân tích một lượng cực lớn các dữ liệu với tốc độ cực nhanh theo thời gian thực, do đó mà các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kịp thời.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và nhân sự cho việc thu thập thông tin khi mà AI làm việc này nhanh hơn, chính xác hơn. Mặt khác, AI có khả năng thực hiện các phép tính phức tạp và tự động hóa nhiều công việc, nhờ đó mà doanh nghiệp cải thiện năng suất làm việc của mình.
>>> Xem thêm: Phương pháp theo dõi tình hình sử dụng lô nguyên vật liệu hiệu quả
Công nghệ 5G giúp tăng tốc chuyển đổi số
Sự phát triển của 5G và hệ sinh thái ứng dụng của nó sẽ đẩy nhanh quá trình tích hợp, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, big data và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc cách mang công nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó, với tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn gấp nhiều lần so với trước đây, 5G được xem là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các tổ chức và doanh nghiệp.
RPA : công nghệ thiết yếu của quá trình chuyển đổi số
RPA (Robotic Process Automation) là một loại công nghệ tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng cách sử dụng phần mềm robot để thực hiện các công việc có tính lặp lại. Công nghệ RPA được ứng dụng trong triển khai và sắp xếp khối lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn hơn so với cách thủ công và với chi phí thấp hơn.
Ngoài ra, robot phần mềm RPA có thể xử lý nghiệp vụ liên tục mà không cần nghỉ ngơi, độ chính xác gần như tuyệt đối; do đó đây được xem là một trong những giải pháp để giảm áp lực cho nhân viên và giải quyết vấn đề thiếu hút nhân sự.
Đặc biệt, việc tự động hóa RPA đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nhờ vào công nghệ này doanh nghiệp đạt được những lợi ích như: giảm chi phí, giảm lỗi và tăng năng suất hoạt động; quản lý và kiểm soát dễ dàng hơn và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng và chính xác, v.v.
Cũng bởi vì sự tiện ích và khả năng ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực nên RPA rất phổ biến ở thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương.
Trong đó tại Nhật Bản, RPA được ứng dụng tại hơn 2000 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng tại Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn trong ngành y tế, ngân hàng, tài chính,… đã áp dụng công nghệ này để xử lý các thao tác thủ công lặp lại nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho nhân viên, tăng hiệu quả làm việc và nâng cao tính cạnh tranh.
Nhìn vào bối cảnh kinh tế có thể thấy được rằng doanh nghiệp trên toàn thế giới sẵn sàng chi một khoản lớn cho công cuộc chuyển đổi số. Nhưng đó không chỉ đơn thuần là việc chi tiền mà đó là chiến lược quan trọng để doanh nghiệp phát triển trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Từ năm 2024 các công nghệ mới sẽ tiếp tục xuất hiện bên cạnh 3 công nghệ trên, và đương nhiên mang đến không ít những xu hướng chuyển đổi số mới cho doanh nghiệp. Hãy luôn nắm bắt những xu hướng đó và xây dựng chiến lược phù hợp, doanh nghiệp sẽ tận dụng được những cơ hội và gặt hái thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh như hiện nay.
Nếu gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được tư vấn chi tiết hơn. Xem thêm tài liệu tại đây.
>>> Xem thêm: Các vấn đề về chuyển đổi số tại các doanh nghiệp lâu đời