3 thay đổi để quản lý nguyên vật liệu trở nên dễ dàng hơn
Quản lý nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn đầu vào đầy đủ, tránh tồn kho quá mức gây lãng phí hay thiếu hụt làm gián đoạn sản xuất, sản lượng cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, việc kiểm soát quá trình sử dụng nguyên vật liệu là cách để tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đưa ra mức giá hợp lý cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các hoạt động quản lý khác của doanh nghiệp như quản lý nguồn lao động, quỹ lương, trang thiết bị,… cũng đạt hiệu quả cao khi việc quản lý nguyên vật liệu được theo dõi chặt chẽ.
Hiện nay, tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp được quản lý theo nhiều cách khác nhau, bằng những công cụ thủ công hay ứng dụng công nghệ đều phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện thực tế tại mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự tác động của công nghệ 4.0 và sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường thì doanh nghiệp nên thay đổi cách quản lý theo định hướng kỹ thuật số. Và các vấn đề sau đây cần được quan tâm nhiều hơn.
Quản lý nguyên vật liệu hiệu quả hơn khi tập trung vào 3 yếu tố này!
Theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Thực tế các doanh nghiệp đều biết rằng cần phải theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu và có phương pháp để thực hiện điều này. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được kết quả như mong đợi, có thể vì giải pháp chưa hợp lý, công cụ đang sử dụng không đủ đáp ứng hoặc bởi những nguyên nhân khách quan khác mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải những vấn đề như: lượng tồn kho vượt mức gây lãng phí; thất thoát và thiếu hụt nguyên vật liệu buộc phải ngừng sản xuất; chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo; nguồn cung ứng không ổn định do chậm trễ trong việc cập nhật thông tin từ phía nhà cung cấp, v.v.
Nếu doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng này cần xem xét và đánh giá lại phương pháp, công cụ đang sử dụng để quản lý tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi một hệ thống quản lý khác hiện đại hơn để chắc chắn quá trình sử dụng nguyên vật liệu luôn nằm trong sự kiểm soát của người quản lý, nhằm hỗ trợ họ đưa ra quyết định kịp thời trong mọi tình huống.
>>> Xem thêm: Cách theo dõi tình hình sử dụng lô nguyên vật liệu
Áp dụng phương pháp quản lý nguyên vật liệu phù hợp
Nguyên vật liệu có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau, chẳng hạn theo phương pháp quản lý có vật liệu thường sử dụng và ít sử dụng; theo thứ tự gia công có vật liệu thô, vật liệu gia công thô, chi tiết, bán thành phẩm; v.v. Nhìn chung thì nguyên vật liệu được chia thành 3 nhóm với cách quản lý khác nhau, cụ thể:
- Nhóm nguyên vật liệu đầu vào: vật liệu cần thiết cho sản xuất, ví dụ: nguyên liệu, bán thành phẩm,… Để quản lý loại này cần có kế hoạch mua sắm chi tiết, kiểm soát chất lượng và lưu trữ cẩn thận.
- Nhóm nguyên vật liệu trung gian: sản phẩm của một giai đoạn trung gian trong quá trình sản xuất. Cần quản lý lưu trữ, vận chuyển và quản lý chất lượng cho vật liệu này.
- Nhóm nguyên vật liệu đầu ra: sản phẩm cuối sau quá trình sản xuất. Cần quản lý giao hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm và quản lý tồn kho.
Doanh nghiệp cần áp dụng phương pháp quản lý nguyên vật liệu thích hợp với mỗi loại để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số phương pháp quản lý phổ biến:
Phương pháp ABC (Always Better Control)
Nguyên vật liệu được chia thành ba nhóm: A, B, C dựa trên giá trị sử dụng. Nhóm A bao gồm nguyên vật liệu có giá trị cao nhất, nhóm B có giá trị trung bình và nhóm C có giá trị thấp nhất. Điều này giúp doanh nghiệp ưu tiên quản lý giá trị cao hơn, từ đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Phương pháp EOQ (Economic Order Quantity)
Phương pháp này giúp xác định số lượng nguyên vật liệu cần đặt mua sao cho chi phí tổng cộng là thấp nhất. Ngoài ra EOQ còn giúp doanh nghiệp cân nhắc giữa chi phí mua sắm và chi phí tồn kho để tìm ra lượng đặt mua hiệu quả.
Phương pháp JIT (Just In Time)
Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm thiểu lượng tồn kho bằng cách đặt mua nguyên vật liệu đúng thời điểm cần thiết. Thêm vào đó, JIT không chỉ giảm bớt chi phí tồn kho mà còn giúp giảm nguy cơ hư hỏng, lỗi nguyên vật liệu.
Phương pháp MRP (Materials Requirement Planning)
Quản lý nguyên vật liệu dựa trên việc lập kế hoạch sản xuất. MRP giúp xác định những nguyên vật liệu cần thiết, số lượng và thời điểm cần thiết để thực hiện sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu.
Phương pháp VMI (Vendor Managed Inventory)
Một phương pháp quản lý giúp doanh nghiệp giảm áp lực tồn kho quá lâu của doanh nghiệp.
Mỗi phương pháp quản lý nguyên vật liệu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình dựa trên nhu cầu và hoạt động của mình.
Sử dụng phần mềm quản lý nguyên vật liệu
Hiểu được những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi quản lý nguyên vật liệu, DIGINET mang đến giải pháp quản lý tổng thể DIGINET ERP. Dựa vào giải pháp chuyên sâu phù hợp với từng quy trình cụ thể và kinh nghiệm phát triển, triển khai phần mềm gần 29 năm qua, DIGINET ERP là lời giải cho bài toán quản lý nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
DIGINET ERP là hệ thống hơn 80 phân hệ chức năng, giúp quản lý từ quy trình sản xuất, kho, cung ứng, kinh doanh, bán hàng đến quản lý nhân sự, chăm sóc khách hàng. Đối với các yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, DIGINET ERP có những ưu điểm nổi bật sau:
Tối ưu quy trình quản lý kho
Quản lý hàng tồn kho (vật tư, hàng hóa, thành phẩm, công cụ, v.v) theo nhiều chủng loại, nhóm hàng, lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thời hạn bảo hành với khách hàng, thời hạn bảo hành của nhà cung cấp.
- Không hạn chế về số lượng mặt hàng, số lượng kho hàng.
- Một mặt hàng tồn kho được quản lý bởi nhiều cấp đơn vị tính khách nhau theo lượng thực tế và lượng quy đổi.
- Quản lý hàng tồn kho theo bộ (kit).
- Quản lý lô, hạn sử dụng theo lô.
- Quản lý vị trí.
- Tính giá xuất kho theo nhiều phương pháp.
- Lập biên bản kiểm kê và xử lý chênh lệch giữa sổ sách và thực tế sau khi kiểm kê.
- Hỗ trợ hạch toán các nghiệp vụ nhập xuất và điều chuyển kho.
- In tem Barcode/QR code theo mặt hàng, lô hàng.
- Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Theo dõi tình trạng tồn kho trên sơ đồ kho.
>>> Xem thêm: Quản lý kho bằng sơ đồ trực quan
Lập kế hoạch nguyên vật liệu
Để cân đối giữa nhu cầu sản xuất và nguồn cung cấp nguyên vật liệu thì không thể thiếu kế hoạch nguyên vật liệu. Nhờ vào bản kế hoạch này mà yêu cầu mua hàng được thực hiện đúng thời điểm với số lượng hợp lý. Điều này đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và tiết kiệm, tránh các lãng phí do dư thừa nguyên vật liệu.
Thông qua phần mềm DIGINET ERP giúp việc lập kế hoạch nguyên vật liệu trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể lập kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp hoặc từ kế hoạch sản xuất để phục vụ cho việc sản xuất. Các yêu cầu mua hàng, xuất kho cũng được quản lý chặt chẽ trên phần mềm.
Hệ thống các báo cáo
DIGINET ERP cung cấp đầy đủ các báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, có thể kể đến như: báo cáo theo dõi tình hình cung ứng nguyên vật liệu; báo cáo theo dõi tình hình nguyên vật liệu trong sản xuất; báo cáo truy xuất nguồn gốc; báo cáo theo dõi đơn hàng; báo cáo tổng hợp kiểm tra chất lượng, chất lượng theo lô; báo cáo truy xuất chất lượng sản phẩm, v.v. Dựa trên dữ liệu báo cáo người quản lý có thể bao quát toàn bộ quá trình sử dụng và quản lý nguyên vật liệu, từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời một cách nhanh chóng, bảm bảo hoạt động sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra DIGINET ERP có thể cung cấp những tính năng quản lý đặc thù dựa trên quy trình hoạt động riêng của từng doanh nghiệp, nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ giải đáp những vấn đề chuyên sâu hơn hay liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0908 402 668 hoặc xem qua tài liệu này: phần mềm quản lý doanh nghiệp DIGINET ERP.
>>> Xem thêm: DIGINET hoàn thành dự án phần mềm nhân sự cho công ty TLC Modular