Triển khai ERP thất bại vì doanh nghiệp chỉ tập trung vào điều này!

Triển khai ERP thất bại vì doanh nghiệp chỉ tập trung vào điều này!

Triển khai ERP muốn thành công phải dựa vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: giải pháp, đội ngũ triển khai, thời điểm và chi phí triển khai; ngoài ra còn phải đánh giá nhà cung cấp phần mềm và không thể thiếu yếu tố công nghệ. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào một yếu tố nào đó mà bỏ qua hay xem nhẹ những yếu tố còn lại thì việc đánh giá, lựa chọn hay triển khai phần mềm khó có thể đạt được kết quả cao.

Trong năm 2021, dưới tác động của Covid-19 đã làm tăng tốc tiến trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ triển khai thành công không cao. Sau khi xem xét nguyên nhân khiến các dự án không đạt kết quả như mong đợi, DIGINET nhận ra giữa những dự án đó có một điểm chung là người quản lý chỉ tập trung vào công nghệ khi đánh giá và lựa chọn phần mềm để triển khai.

Vì sao chỉ tập trung vào công nghệ sẽ làm quá trình triển khai ERP thất bại?

Công nghệ thông tin đã làm thay đổi đáng kể đời sống con người và sự vận hành của các tổ chức, doanh nghiệp. Chúng ta có thể dễ dàng thấy sự chuyển dịch từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến; tiếp thị kỹ thuật số, mạng xã hội, điện toán đám mây, v.v. Và giờ đây, công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong việc điều hành quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiếp thị hay chăm sóc khách hàng.

Khi triển khai ERP, công nghệ là yếu tố quan trọng và có tác động đến kết quả cuối cùng. Một phần mềm được xây dựng bằng công nghệ hiện đại sẽ giúp quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu hiệu quả hơn. Không những thế, các quy trình làm việc trên phần mềm cũng dễ dàng tùy chỉnh, mở rộng trong tương lai.

>> Xem thêm: Danh sách các công nghệ ERP 

Tuy nhiên, công nghệ không nên là yếu tố duy nhất cần xem xét khi doanh nghiệp muốn triển khai các phần mềm quản lý như ERP, HRM, CRM hay bất kỳ một phần mềm nào khác.

Không chỉ là công nghệ mà việc triển khai ERP cần nhiều hơn thế…

Để một hệ thống phần mềm có thể “chạy”được thì trên thực tế phải phụ thuộc rất nhiều vào giải pháp cho từng quy trình. Nếu giải pháp không phù hợp thì dù công nghệ có hiện đại đến đâu cũng khó có thể áp dụng vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp.

triển khai erp

Ngoài ra, ban lãnh đạo doanh nghiệp hay đội ngũ nhân sự triển khai cũng có ảnh hưởng rất lớn. Trong khi ban lãnh đạo là người đưa ra định hướng để hệ thống quản lý đạt được mục tiêu chung của tổ chức, thì đội ngũ nhân sự triển khai sẽ phải đảm nhận nhiệm vụ thực hiện và kiểm soát quá trình triển khai đi đúng hướng và hoàn thành đúng tiến độ.

triển khai erp

Triển khai ERP sẽ tốn của doanh nghiệp một khoảng thời gian nhất định; có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn. Và trong suốt thời gian đó, doanh nghiệp không chỉ phải cắt cử nhân sự để tham gia triển khai mà còn phải đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra bình thường. Do đó việc lựa chọn thời gian phù hợp để xây dựng hệ thống cũng vô cùng quan trọng.

triển khai erp

Mặt khác, ngân sách cần được xem xét cẩn thận trước khi bắt đầu triển khai.

Các phát sinh như cần thêm thời gian, thêm nhân sự hay bổ sung tính năng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, nếu không đảm bảo về mặt chi phí thì dự án có thể bị gián đoạn và gây nên nhiều rắc rối hơn cho doanh nghiệp. Tốt hơn hết, trước khi khởi động dự án doanh nghiệp nên làm việc chi tiết với nhà cung cấp phần mềm để được tư vấn và hỗ trợ.

Triển khai ERP là một quá trình dài hạn và cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bên tham gia (thông thường là doanh nghiệp và nhà cung cấp phần mềm). Để một dự án triển khai thành công cần xét tới nhiều yếu tố, công nghệ chỉ là một trong số rất nhiều vấn đề doanh nghiệp phải đánh giá. Nếu bạn còn nhiều khúc mắc về triển khai phần mềm hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được hướng dẫn cụ thể.

>>> Xem thêm: Hệ thống ERP triển khai cho công ty chế biến – cung cấp hạt điều