Danh sách các công nghệ ERP: Đâu là lựa chọn phù hợp?

Danh sách các công nghệ ERP: Đâu là lựa chọn phù hợp?

Công nghệ ERP sử dụng phổ biến trong các dự án triển khai ERP đã được lập thành danh sách dưới đây. Qua đó khẳng định vị trí vô cùng quan trọng của công nghệ thông tin đối với việc thiết lập các hệ thống quản lý doanh nghiệp.

Danh sách các công nghệ ERP được đề cập trong bài viết này

Cơ sở dữ liệu

  • PostgreSQL
  • MSSQL

Công nghệ lập trình

  • .NET và ASP.NET
  • Java
  • Ruby
  • Python
  • PHP

Công nghệ Frontend

  • JavaScript
  • React JS
  • AngularJS
  • Vue.JS

Trước khi đi sâu phân tích từng công nghệ, hãy cùng tìm hiểu các thông tin về:

Cấu trúc cơ bản của hệ thống ERP

Trên thực tế, hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp bao gồm hàng chục ứng dụng, cơ sở dữ liệu, module, API được kết nối;… Tuy nhiên có thể xác định 3 thành phần chính tạo nên hệ thống cơ bản như sau:

  • Cơ sở dữ liệu: nơi lưu trữ các dữ liệu về tài sản của doanh nghiệp (ví dụ: số lượng sản phẩm trong kho,…)
  •  Backend: công cụ thực hiện các hoạt động trong hệ thống theo yêu cầu của người dùng. Ví dụ: yêu cầu cơ sở dữ liệu tạo danh sách các sản phẩm cụ thể trong kho,…
  •  Frontend: giao diện sử dụng cho phép người dùng giao tiếp với hệ thống và hình thành các yêu cầu liên quan đến công việc rồi hiển thị một cách rõ ràng và chính xác nhất.

2 giải pháp triển khai ERP

Triển khai on-premise

Hay còn gọi là triển khai tại chỗ. Theo đó doanh nghiệp cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng như: máy chủ, hệ thống máy tính, không gian đặt,… và phải đáp ứng các tiêu chí nhất định dựa trên quy mô sử dụng của doanh nghiệp nhằm thiết lập hệ thống vận hành ổn định với mức chi phí phù hợp.

Doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn hệ thống. Được quản lý và tự do khai thác dữ liệu theo cách mình muốn. Đổi lại cần kinh phí lớn và đội ngũ có chuyên môn để điều hành và kiểm soát.

Hiện nay, các nhà cung cấp phần mềm sẽ hỗ trợ công tác khảo sát và thiết lập cơ sở hạ tầng thích hợp cũng như thay bạn quản lý hệ thống một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Triển khai trên Cloud

Cloud hay điện toán đám mây ngày càng trở nên phổ biến hơn. Khi người dùng có thể quản lý và khai thác dữ liệu trên trình duyệt web thông qua Internet.

Doanh nghiệp không phải trả tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng; chi phí sẽ tính dựa trên số lượng người dùng; nói cách khác càng có nhiều người dùng thì số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp càng cao.

Cách triển khai này, có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu nhưng tổng chi phí sử dụng trong tương lai thì có thể rất cao. Hơn nữa, vấn đề bảo mật và quản lý dữ liệu cũng được đặt ra vì các dữ liệu do nhà cung cấp Cloud quản lý.

Hiện nay, những doanh nghiệp vừa và lớn ưu tiên lựa chọn Private Cloud để đảm bảo an toàn cũng như quyền quản lý hoàn toàn.

>>> Xem thêm: So sánh Private Cloud và Public Cloud

Danh sách các công nghệ ERP hiện nay

Hệ thống cơ sở dữ liệu

PostgreSQL

Là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu nguồn mở tiên tiến nhất có thể đưa vào danh sách công nghệ ERP được quan tâm hiện nay.

PostgreSQL cung cấp nhiều tính năng giúp hệ thống bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu, rất quan trọng đối với người dùng ERP.

MSSQL

Microsoft’s SQL là một trong những cơ sở dữ liệu ERP phổ biến. Có chức năng lưu trữ và truy xuất dữ liệu bất cứ lúc nào có yêu cầu.

Cơ sở dữ liệu này có thể hỗ trợ việc tối ưu hóa hiệu suất của máy chủ; nhờ đó đảm bảo tính khả dụng và khả năng khôi phục. Ngoài ra, chi phí cài đặt thấp, tính năng bảo mật tốt khiến nó trở thành lựa chọn yêu thích hiện nay.

công nghệ erp

Công nghệ lập trình back-end

Khi nói đến các ngôn ngữ lập trình sẽ có một danh sách khổng lồ để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng phụ thuộc vào mục tiêu dài hạn và định hướng phát triển của bạn. 

Một số gợi ý phổ biến:

.NET và ASP.NET

Đây là một trong những ứng dụng được yêu thích nhất trong danh sách các công nghệ ERP. Bao gồm ít mã hơn và tăng cường tái sử dụng các mã đó, nhờ vậy mà cắt giảm thời gian cũng như chi phí thực hiện.

.NET cho phép tích hợp các ứng dụng qua Internet một cách dễ dàng; gồm quản lý chuỗi giá trị, ứng dụng sản phẩm, quản lý kế toán và ứng dụng dịch vụ,…

Java

Tương tự với .NET, Java có thể sử dụng cho các hệ thống ERP thiết lập trên máy tính hoặc web hoặc cả hai cùng lúc.

Với phiên bản web được kết nối cùng một chương trình Java, bạn có nhiều lựa chọn về khung phát triển web đem lại trải nghiệm nhất quán trên các trình duyệt và nền tảng khác nhau.

Java đảm bảo bảo mật dữ liệu, người dùng có thể tải xuống các tài nguyên từ bất kỳ trang web nào mà không gây ra thiệt hại về dữ liệu. Hơn nữa, nó cũng cung cấp nhiều tính năng linh hoạt, hiệu quả.

Ruby

Trong danh sách các công nghệ ERP mới, Ruby là cái tên tiếp theo; bởi vì 2 lý do sau:

Thứ nhất là khả năng mở rộng các module nhờ tính năng tự lưu trữ của nó.

Thứ hai, cơ sở dữ liệu nhanh làm cho Ruby trở thành ngôn ngữ lập trình tốt nhất cho CRM. Ngoài ra, đây cũng là lựa chọn tốt cho hệ thống ERP được thiết lập trên web mà không  có phiên bản dành cho máy tính và di động.

Python

Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao, ứng dụng trong phát triển website và nhiều ứng dụng quy mô lớn. Với cú pháp đơn giản và mở, Python được sử dụng trong lập trình từ những game đơn giản nhất đến những thuật toán hết sức phức tạp.

PHP

PHP (personal home page) là ngôn ngữ lập trình kịch bản (Scripting language) mã nguồn mở. Sử dụng PHP để tạo ra các ứng dụng web chạy trên máy chủ.

Ngôn ngữ kịch bản là một nhánh của ngôn ngữ lập trình. Tập tin chứa mã lệnh viết bằng ngôn ngữ kịch bản như PHP có thể chạy trực tiếp trên máy mà không cần chuyển sang một định dạng khác.

công nghệ erp

Công nghệ Frontend cho ERP

JavaScript

Cùng với HTML5 và CSS, JavaScript là một trong những trụ cột của các ứng dụng web hiện đại. Trong đa số các trường hợp thì đây là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn định xây dựng một hệ thống ERP trên đám mây.

AngularJS

AngularJS là một framework có cấu trúc cho ứng dụng web động. Nó cho phép bạn sử dụng HTML như một ngôn ngữ mẫu và có thể mở rộng cụ pháp của HTML để diễn đạt các thành phần ứng dụng một cách rõ ràng nhất.

AngularJS loại bỏ phần lớn code mà bạn thường viết nhờ 2 tính năng cốt lõi là Databinding và Dependency injection. Đây cũng là điểm cộng giúp ngôn ngữ này trở thành đối tác lý tưởng của bất kỳ công nghệ ERP nào.

ReactJS

React Js là một thư viện được viết bằng JavaScript, dùng để xây dựng giao diện người dùng trên 2 nền tảng chính là web app và mobile app. Đem lại trải nghiệm tích cực cho người dùng cũng như khả năng hot reload giúp lập trình nhanh hơn.

Vue.JS

Vue.JS là một khung JavaScript ra mắt vào năm 2013. Đây là lựa chọn hoàn toàn phù hợp để xây dựng giao diện người dùng có khả năng thích ứng cao và các ứng dụng trang đơn phức tạp.

Bên cạnh đó, tính linh hoạt khi viết mã làm cho Vue.JS trở thành một lựa chọn hoàn hảo của các nhà phát triển.

Sự đa dạng của cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình mang lại sự linh hoạt tuyệt vời khi lựa chọn công nghệ ERP. Nhưng chính ưu điểm lại là sự bất lợi đối với những doanh nghiệp khi đánh giá và lựa chọn; do đó bạn sẽ cần sự tư vấn kỹ càng hơn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy liên hệ với DIGINET – Nhà cung cấp phần mềm với 25 năm kinh nghiệm để được tư vấn về giải pháp cũng như các công nghệ phù hợp. Qua hotline: 0908 402 668 hoặc để lại thông tin tại đây

>>> Xem thêm: Quản lý chấm công tích hợp Mobile App