Tiếp tục với Phần mềm ERP cũ hay là cải tiến đổi mới trong năm 2022?

Tiếp tục với Phần mềm ERP cũ hay là cải tiến đổi mới trong năm 2022?

Phần mềm ERP hiện tại của doanh nghiệp bạn có còn hiệu quả? và còn phù hợp với các quy luật phát triển mới của thị trường hậu Covid-19.

Những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba, tốc độ phát triển khoa học công nghệ nhanh đến chóng mặt, đến mức những công nghệ mới dường như xuất hiện hàng tháng, thậm chí là hàng tuần. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực công nghệ thông tin – nơi mà những điều mới mẻ liên tục ra đời.

Nếu đối với người dùng bình thường, việc bắt kịp những tiến bộ này phần lớn là để “hợp thời”, thì với doanh nghiệp đây là vấn đề sống còn.

Việc ứng dụng công nghệ vào quy trình hoạt động của các doanh nghiệp thông qua các phần mềm quản lý như: phần mềm ERP; phần mềm quản lý nhân sự hay phần mềm CRM;… đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, dưới áp lực công nghệ phát triển mạnh mẽ qua từng ngày như hiện nay thì liệu những phần mềm này có nên được cải tiến, đổi mới trong năm tới?

Phần mềm ERP cũ cần được đánh giá lại trong năm 2022

Hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP đầu tiên được áp dụng vào năm 1980 với những giải pháp giúp hợp lý hóa và tự động hóa các quy trình kế toán. Sau đó mở rộng phạm vi ra quản lý các hoạt động khác của doanh nghiệp như: sản xuất, bán hàng, nhân sự,… Về công nghệ các phần mềm ERP cũ chạy trên phần cứng tại chỗ và được quản lý bởi nhân viên. Thông thường, các giải pháp như vật không được cập nhật và khó có thể liên kết với nhau.

Qua thời gian, các hệ thống phần mềm quản lý được cải tiến và phát triển dựa trên những công nghệ tiên tiến hơn, đương nhiên cải thiện cả hiệu suất làm việc. Đó cũng là lúc những phần mềm cũ “nhường chỗ” cho những phần mềm mới kế thừa và phát triển những giải pháp “hợp thời” hơn.

Tương tự, vào năm 2022 chắc chắn những phần mềm ERP trước đây sẽ không thể giữ được hình dáng trước đây. Thay vào đó là sự cải tiến và đổi mới về cả giải pháp lẫn công nghệ. Điều này là tất yếu bởi vì sự tác động của Covid-19 đã làm thay đổi mọi mặt từ kinh tế đến xã hội trên phạm vi toàn cầu. Không chỉ hành vi tiêu dùng thay đổi mà phương thức làm việc và quản lý cũng phải “biến hình” để thích nghi với bối cảnh hậu Covid-19.

Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần xem xét lại hệ thống ERP hiện có. Sau đây là một số vấn đề nên được đánh giá lại:

Khả năng tích hợp, tùy chỉnh và kết nối

Để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của doanh nghiệp buộc người quản lý phải thay đổi, điều chỉnh hệ thống phần mềm cho phù hợp. Việc tích hợp thêm nhiều chức năng cho phần mềm hay kết nối với những phần mềm khác là điều cần thiết. Tuy nhiên, phần trăm những giải pháp mới không tương thích với hệ thống cũ khá cao, điều này dẫn đến tăng chi phí và thời gian nếu doanh nghiệp muốn thực hiện.

Do đó doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá lại phần mềm ERP cũ để có kế hoạch cải tiến hoặc đổi mới phần mềm tối ưu hơn.

phần mềm erp

Vấn đề về bảo mật

Tội phạm mạng ngày càng tinh vi hơn, với các hệ thống cũ không có bất kỳ cập nhật nào thì những cuộc tấn công mạng hoặc rỏ rỉ dữ liệu hoàn toàn là điều dễ xảy ra. Ngay cả những cam kết bảo mật trước đây cũng trở nên vô nghĩa khi các công nghệ bảo mật đã lỗi thời. Và doanh nghiệp có thể mất một khoản lớn để cố gắng “gia cố” những điều thuộc về quá khứ mà không mang lại kết quả gì.

Một cuộc đầu tư quá rủi ro như thế, chắc hẳn những nhà quản trị sẽ phải chuyển sang những giải pháp mới an toàn và hiệu quả hơn.

Chí phí phần mềm

Doanh nghiệp cần một khoản chi phí cho việc duy trì cơ sở hạ tầng và các thiết bị tại chỗ, ngoài ra là tiền lương trả cho đội ngũ nhân sự vận hành nếu tiếp tục các phần mềm ERP cũ.

Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp muốn tích hợp hoặc kết nối với các hệ thống khác sẽ cần một khoản đầu tư lớn, trong khi kết quả có thành công hay không vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Ngoài ra, ERP cũng cần được xem xét lại khi tình hình kinh doanh suy yếu hay việc bảo trì phần mềm có vấn đề.

Tất cả những điều này có thể được giải quyết bằng cách hiện đại hóa hệ thống ERP. Đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19 còn nhiều biến động như hiện nay thì những phần mềm quản lý linh hoạt, có thể tùy chỉnh, tích hợp và mở rộng một cách dễ dàng là điều vô cùng cấp thiết.

Sơ lược lợi ích của hệ thống ERP hiện đại

Khả năng mở rộng phần mềm

Phần mềm ERP hiện đại có thể đáp ứng tốt các nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp. Tùy vào từng thời điểm cũng như từng chương trình phát triển, doanh nghiệp có thể tích hợp thêm nhiều chức năng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, khả năng kết nối với những phần mềm khác cũng được “mở cửa”.
Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi triển khai phần mềm, hoặc sử dụng cơ sở hạ tầng đã được tối ưu hoặc sử dụng các dịch vụ đám mây.

>>> Xem thêm: 7 dịch vụ lưu trữ đám mây hay nhất cho năm 2022

Khả năng thích ứng trong bối cảnh nền kinh tế mới

Quả thật sau khi trải qua đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đã bị thay đổi. Nhiều dịch vụ trước đây chỉ “mới nổi” thì bây giờ trở thành không thể thiếu; hành người tiêu dùng cũng trở nên “thắt hầu bao” hơn so với trước đây khi mua sắm; người lao động quen dần với việc làm việc tại nhà và sử dụng các công cụ trực tuyến hay yêu cầu tuyển dụng nhân sự đã được bổ sung một số tiêu chí liên quan đến khả năng tiếp nhận công nghệ mới v.v.

Đây chính là động lực để doanh nghiệp đầu tư vào một hệ thống quản lý hiện đại, nhằm thích nghi với những thay đổi đang diễn ra hàng ngày trong giai đoạn hậu đại dịch.

phần mềm erp

Tăng hiệu suất lao động

Các hệ thống hiện đại cho phép tập trung dữ liệu trên một hệ thống và được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau. Nhờ đó người dùng dễ dàng truy cập và sử dụng dữ liệu ở bất kỳ đâu trên mọi thiết bị có kết nối internet; điều này giúp mọi hoạt động đều được cập nhật và xử lý kịp thời, chính xác, đảm bảo đạt kết quả đạt được ở mức cao nhất.

Bảo mật dữ liệu

So với phần mềm ERP, các phần mềm hiện đại hiện nay dựa trên những công nghệ tiên tiến tạo nên lớp bảo vệ chắc chắn, khả năng chống xâm nhập cao hơn so với trước đây. Ngoài ra, dữ liệu trên phần mềm sẽ được phân quyền và quản lý lịch sử truy cập một cách toàn diện, giúp hệ thống luôn được an toàn.

Việc cải tiến và đổi mới các phần mềm ERP để thích ứng với thị trường trong trạng thái hậu Covid-19 là điều mà doanh nghiệp không thể né tránh, nếu doanh nghiệp thật sự muốn phát triển bền vững. Tuy nhiên quá trình đó không đơn giản như bạn nghĩ. Theo số liệu nghiên cứu của Gartner thì có đến 75% các dự án triển khai ERP trên toàn thế giới không đạt được mục tiêu đề ra. Để thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị một chiến lược chi tiết.

>>> Xem thêm: Muốn triển khai ERP thành công doanh nghiệp nên lưu ý 5 điều này!