So sánh IFRS và VAS – Khác biệt lớn dẫn đến sự chuyển đổi trong tương lai
Sau khi so sánh IFRS và VAS chỉ ra được những khác biệt cơ bản giữa hai chuẩn mực báo tài chính, doanh nghiệp có đủ cơ sở để quyết định chuyển đổi sang sử dụng chuẩn mực IFRS trong tương lai.
Hiện nay có 25 IAS (chuẩn mực kế toán quốc tế) và 16 IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) đang có hiệu lực (sau đây gọi chung là IFRS). IFRS là bộ chuẩn mực được công nhận rộng rãi và trở thành ngôn ngữ tài chính chung trên thế giới. Được 166 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng.
Tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) gồm 26 chuẩn mực. Trong đó, nội dung VAS được xây dựng dựa trên các chuẩn mực IFRS với một số quy định được loại bỏ để phù hợp với đặc điểm nền kinh tế, trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên tính đến nay IFRS đã có nhiều sửa đổi, dẫn đến VAS ngày càng khác hơn so với IFRS.
>>> Xem thêm: Vì sao nên chuyển đổi sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế?
Sự khác nhau giữa IFRS và VAS
Khác biệt giữa “nguyên tắc” và “quy tắc”
Bộ chuẩn mực IFRS được xây dựng dựa trên các nguyên tắc; ngược lại VAS dựa trên các quy tắc. Điểm khác biệt lớn nhất chính là hệ thống dựa trên các nguyên tắc có phần linh hoạt hơn hệ thống dựa trên quy tắc.
VAS dựa trên quy tắc nên dù bám sát theo chuẩn mực IFRS thì những quy định có phần cứng nhắc hơn; theo đó doanh nghiệp phải sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, các biểu mẫu báo cáo và chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định trong các bộ luật hoặc văn bản pháp lý. Trong khi đó, tại những quốc gia áp dụng IFRS thì các tổ chức tư nhân chuyên nghiệp sẽ đưa ra các phương pháp thực hiện báo cáo tài chính; từ đó tạo ra sự linh hoạt và sáng tạo trong việc áp dụng các chuẩn mực vào thực tiễn.
Mỗi bộ chuẩn mực đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Với VAS những chuẩn mực gò bó có thể đưa ra cái nhìn sai lệch về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhưng với sự linh động của IFRS lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.
“Giá trị hợp lý” khác “nguyên tắc giá gốc”
Theo IFRS 13: giá hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc được trả để chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có trật tự giữa những người tham gia thị trường tại ngày đo lường.
VAS chủ yếu áp dụng nguyên tắc giá gốc. VAS 01 quy định: tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Như vậy, VAS sử dụng mộ hình giá gốc góp phần an toàn hơn cho người làm kế toán; nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý sợ rủi ro của người Việt trong giai đoạn đổi mới; điều này ảnh hưởng đến việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính, đây là yếu tố làm giảm tính hợp lý và chính xác của bán cáo tài chính. Ngược lại, IFRS cho phép sử dụng giá trị hợp lý; do đó tài sản và nợ phải trả sẽ được định giá một cách hợp lý và đáng tin cậy hơn.
VAS chưa có một số chuẩn mực tương đương với IFRS
Hiện nay, VAS vẫn chưa có một số chuẩn mực tương đương với IFRS; điều này được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:
Hình thức báo cáo khác nhau như thế nào?
So sánh giữa IFRS và VAS còn có sự khác nhau về yêu cầu trình bày báo cáo tài chính, cụ thể như sau:
Bộ báo cáo tài chính theo chuẩn IFRS | Bộ báo cáo tài chính theo chuẩn VAS |
Báo cáo tình hình tài chính | Bảng cân đối kế toán |
Báo cáo thu nhập toàn diện | Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh |
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ |
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu | Bản thuyết minh báo cáo tài chính |
Bản thuyết minh báo cáo tài chính |
Chuyển đổi sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS
Theo thống kê của IFRS, tính đến năm 2018 đã có 166 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia còn đang sử dụng chuẩn mực kế toán riêng.
Với sự phổ biến của IFRS cũng như định hướng hội nhập kinh tế của Việt Nam thì chuyển đổi sang IFRS là vô cùng cần thiết. Trên thực tế, năm 2020 Bộ Tài chính đã quyết định đề xuất “Đề án áo dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam”. Lộ trình gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị, tự nguyện áp dụng, bắt buộc áp dụng và kéo dài từ năm 2020 đến năm 2025.
>>> Xem thêm: Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam
Tuy vậy, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chủ động đào tạo nhân viên sử dụng chuẩn mực IFRS để phù hợp hơn với hoạt động của doanh nghiệp.
Trong phạm vi cho phép bài viết trên đã so sánh IFRS và VAS, DIGINET hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích để có thể thực hiện chuyển đổi sang IFRS một cách thuận lợi trong thời gian tới.