Quản trị nguồn nhân lực: 1 năm đáng nhớ và điều đang đợi ở năm 2021!

Quản trị nguồn nhân lực: 1 năm đáng nhớ và điều đang đợi ở năm 2021!

Quản trị nguồn nhân lực có lẽ đã gặp nhiều “sóng gió” chưa từng có trước đây trong năm 2020. Đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu và để lại nhiều hậu quả cho đời sống xã hội và cả nền kinh tế.

Tại các doanh nghiệp, để ứng phó với dịch bệnh, các quyết định liên quan đến nhân sự liên tục thay đổi như: đóng băng hoạt động tuyển dụng; ngừng các chuyến công tác hay du lịch hằng năm; cắt giảm giờ làm, lương, thưởng và thậm chí là sa thải nhân viên;…

Đến thời điểm hiện tại, bạn đang đọc bài viết này vào những ngày cuối cùng của năm 2020; đây chính là thời điểm lý tưởng để suy ngẫm những gì đã xảy ra cũng như xây dựng kế hoạch nhân sự phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.

Quản trị nguồn nhân lực năm 2020 và “cú sốc” chưa từng có

Vào khoảng cuối năm 2019, tin tức về dịch Covid-19 đã bắt đầu lan truyền trên khắp các kênh truyền thông; tuy nhiên lúc đó không ai nghĩ tình hình có thể tồi tệ như hiện nay. 

quản trị nguồn nhân lực

Số ca mắc và ca tử vong do Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam. (Thống kê ngày 29/12/2020)

Đối với nền kinh tế, các quốc gia trong đó có Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan mất kiểm soát của dịch bệnh; trong đó không thể không nhắc đến: đóng cửa; tạm ngừng hoạt động hàng không; giãn cách xã hội, cấm tụ tập từ 20 người trở lên; đóng cửa nhà hàng các địa điểm vui chơi giải trí;…

Trên 80% doanh nghiệp đã chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó. Biện pháp của doanh nghiệp có thể chia thành 2 nhóm: biện pháp liên quan đến lao động và tìm kiếm thị trường/nguồn thu thay thế.

Trong đó các biện pháp liên quan đến lao động gồm:

  • Thay đổi cách làm việc: làm việc tại nhà; thời gian làm việc linh hoạt,…
  • Cắt giảm chi phí lao động: giảm thời gian làm việc; giảm một phần thu nhập; nghỉ việc hưởng lương tối thiểu; nghỉ việc không lương; cho thôi việc,…

70% doanh nghiệp ngành dệt may đã cho lao động nghỉ việc (tháng 3/2020)

45% người lao động ngành chế biến gỗ nghỉ việc

Đối với du lịch: 18% doanh nghiệp cho tất cả lao động nghỉ việc; 48% cho nghỉ việc 50-80% lao động.

(Theo báo cáo của ILO – Tổ chức lao động thế giới)

Quá trình điều chỉnh lao động và những xung đột

Các bước cắt giảm chi phí lao động:

quản trị nguồn nhân lực

Các tiêu chí mà doanh nghiệp sử dụng để chọn lao động cắt giảm:

quản trị nguồn nhân lực

Quá trình điều chỉnh lao động không thể tránh khỏi tình trạng phân biệt đối xử với lao động lớn tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang chăm sóc con nhỏ.

Covid-19 đặt ra tình huống chưa từng có tiền lệ với cả người sử dụng lao động và các nhà hoạch định chiến lược quản trị nguồn nhân lực. Mặc dù Luật Lao động có quy định về việc cho người lao động nghỉ việc tạm thời và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp bất khả kháng, nhưng pháp luật chưa nêu rõ các tiêu chí đánh giá tác động của khủng hoảng với doanh nghiệp và quy trình áp dụng các biện pháp cắt giảm lao động.

Điều này đã khiến doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận nhân sự cảm thấy bối rối khi ban hành và thực hiện các chính sách; đồng thời còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích  của người lao động khiến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động khó dung hòa khi tình hình dịch bệnh tiến triển tích cực hơn.

Một số phản ánh trên thực tế:

“Tôi không hề được báo trước. Một hôm phòng nhân sự yêu cầu công nhân trong tổ tôi lên và bắt ký đơn xin thôi việc. Họ nói là vì tác động của Covid. Chúng tôi không muốn ký nhưng không dám phản ứng” – Một công nhân may tại một doanh nghiệp FDI tại Hải Dương

“Sau khi ban hành Văn bản 1064, một công ty Đài Loan yêu cầu 600 lao động phải nộp đơn xin thôi việc. Người lao động gọi cho chúng tôi và chúng tôi can thiệp ngay. Cuối cùng công ty phải trả 1 tháng lương và cho người lao động nghỉ việc tạm thời chứ không phải cho thôi việc.” – Một cán bộ công đoàn tỉnh Đồng Nai

Quản lý nhân sự trong trạng thái mới

Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế gần như đã đổi sang gam màu khác sau đại dịch Covid-19. Tất cả những sự thay đổi để thích ứng với “trạng thái bình thường mới” đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống quản lý nhân sự, đòi hỏi cách làm mới phù hợp và đem lại hiệu quả.

Bộ phận nhân sự hiện nay phải đối mặt với việc thay đổi cách quản lý nhân sự và làm quen với sự chuyển đổi lực lượng lao động. Nhân sự Gen Z được đánh giá là lực lượng lao động mới. Họ là những người trẻ năng động; khát khao được thể hiện bản thân và được công nhận. Quan trọng hơn cả họ là thế hệ được tiếp xúc với nhiều thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.

nhân sự Gen Z

Đó là lý do tại sao các chuyên gia nhận định chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực là nhiệm vụ tất yếu của mỗi doanh nghiệp nếu muốn hồi phục nhanh sau đại dịch Covid-19.

Thế nào là chuyển đổi số trong quản trị nhân sự?

Đầu tiên, đó không phải là quá trình thay con người bằng máy móc.

Mà chuyển đổi số trong quản trị nhân sự là quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình nhân sự, nhằm tự động hóa các hoạt động và sử dụng dữ liệu để định hướng và giải quyết tất cả các lĩnh vực của nhân sự.

Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Tự động hóa các nhiệm vụ “trên giấy” lặp đi lặp lại làm lãng phí thời gian; thay vào đó giúp người quản lý tập trung vào những nhiệm vụ mang tính chiến lược tổng thể như: xây dựng chính sách nhân sự, văn hóa doanh nghiệp,…
  • Việc chuyển từ quy trình thủ công sang tự động hoặc được hỗ trợ bởi công nghệ còn cho phép tăng hiệu quả, hiệu suất làm việc. Đơn cử là nhờ các thuật toán và trí thông minh nhân tạo mà việc sàng lọc những ứng viên đáp ứng các yêu cầu cơ bản của vị trí công việc cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Dữ liệu tập trung hỗ trợ tối đa cho việc phân tích nhân sự toàn diện. Nhờ đó người quản lý nắm bắt thông tin một cách chi tiết và tạo ra những cải tiến tích cực cho nhân viên. Đặc biệt, các quyết định được ban hành kịp thời và chính xác.
  • Những ứng dụng công nghệ cho phép doanh nghiệp thích ứng với lực lượng lao động đang thay đổi. Giờ đây, doanh nghiệp dễ dàng kết nối với ứng viên tiềm năng; đồng thời tạo điều kiện làm việc từ xa khi cần thiết.

Mong đợi vào năm 2021

Sau 1 năm biến động, bất kỳ ai cũng mong đợi những điều tốt đẹp hơn vào năm sau. Tại các doanh nghiệp, kỳ vọng xu hướng làm việc tại nhà sẽ trở nên phổ biến hơn; việc số hóa các quy trình quản trị nguồn nhân lực sẽ tiếp tục. Hơn hết,  khả năng lãnh đạo chiến lược của các HR-er  sẽ củng cố và mở rộng; các quyết định dựa vào dữ liệu ngày càng chứng tỏ độ hiệu quả vượt trội.

>>> Xem thêm: 5 xu hướng quản lý nhân sự hàng đầu trong năm 2021

Đáp lại, bạn có thể mong đợi nhiều hơn vào các nhà cung cấp phần mềm quản lý nhân sự.

Vào năm 2021, DIGINET tiếp tục cung cấp phần mềm nhân sự với nhiều tính năng mới như: quản lý Task Management; chấm công thông qua Smartphone; đánh giá nhân sự online;… nhằm cung cấp bộ công cụ quản lý nhân sự phù hợp với điều kiện làm việc mới. Bên cạnh đó, phần mềm cũng được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới; nâng cấp Web app, Mobile app và tích hợp trên Private Cloud; mục tiêu là tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Bạn có thể yêu cầu thông tin chuyên sâu hơn qua hotline: 0908 402 668 hoặc để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ và hỗ trợ trực tiếp.