Quản lý hàng tồn kho đóng vai trò gì trong chuỗi cung ứng?

Quản lý hàng tồn kho đóng vai trò gì trong chuỗi cung ứng?

Quản lý hàng tồn kho đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng. Chỉ khi quá trình này được quản lý hiệu quả mới có thể thúc đẩy lợi nhuận và nâng cao khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng.

Vai trò của quản lý hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng

Quản lý tồn kho kém có thể ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với việc quản lý chuỗi cung ứng của một bệnh viện, nhà quản lý không đảm bảo lượng tồn kho các sản phẩm như: ống tiêm, thiết bị bảo vệ cá nhân;…thì việc cung cấp các dịch vụ y tế của bệnh viện dĩ nhiên bị ảnh hưởng, thậm chí là gián đoạn nếu không bổ sung kịp thời.

Tuy nhiên, trường hợp tồn kho quá nhiều cũng là nguyên nhân làm chi phí tăng cao, lãng phí hoặc thua lỗ do sản phẩm lỗi thời hoặc hết hạn mà doanh nghiệp không thể sử dụng hay bán được.

Giả sử trong một doanh nghiệp sản xuất quần áo có bộ phận cung ứng không giám sát chặt chẽ nhu cầu khách hàng, dẫn đến sản xuất quá nhiều và phải lưu trữ lượng hàng lớn trong kho. Nếu doanh nghiệp lưu kho để bán vào mùa sau thì có thể sản phẩm không còn được ưa chuộng vì lỗi thời, chưa kể đến việc lưu kho gây tốn kém và hư hại trong quá trình lưu trữ. Nếu không, doanh nghiệp sẽ giảm giá bán để bù đắp một phần chi phí thì khả năng cao việc này sẽ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực cho thương hiệu và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Có thể nói tối ưu hàng tồn kho là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà quản trị chuỗi cung ứng; nhất là trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức hậu Covid-19. Tuy nhiên các nhà quản lý cũng dễ gặp phải những rủi ro trong khi quản lý hàng tồn kho. Cụ thể:

Những thách thức trong quản lý tồn kho đối với người quản lý chuỗi cung ứng

Dự báo hàng tồn kho kém

Mặc dù không có dự báo nào chính xác hoàn toàn, nhưng việc thiếu hiểu biết sâu sắc về việc kiểm soát hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng sẽ khiến người quản lý không thể điều chỉnh cung và cầu của sản phẩm; gây ra các vấn đề về lãng phí hàng tồn kho và thanh khoản. Để xử lý các nhà quản lý cần theo dõi SKU chặt chẽ và tận dụng dữ liệu từ các đối tác bán lẻ và nhà phân phối để đưa ra các dự báo, kế hoạch chính xác.

quản lý hàng tồn kho

Thúc đẩy phân phối và bán hàng trong thời hạn sử dụng của sản phẩm

Có lẽ không thách thức nào lớn hơn việc các doanh nghiệp cần phải phân phối và bán hàng khi sản phẩm còn hạn sử dụng. Nếu không doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các hậu quả như chi phí tăng cao, lãng phí, thua lỗ do tồn kho số lượng lớn. Do đó việc đánh giá nhu cầu tiêu dùng, điều tiết sản xuất và quản lý hàng tồn kho hiệu quả là nhiệm vụ mà người quản lý chuỗi cung ứng buộc phải kiểm soát và có phương án thực hiện đem lại kết quả cao nhất.

Chi phí kết chuyển do thiếu kho

Trong những năm qua sự gia tăng của thương mại điện tử tiếp tục thúc đẩy nhu cầu sản phẩm giữa các ngành. Hơn nữa, sau khi dịch bệnh được kiểm soát đã tạo ra tín hiệu tích cực cho ngành bất động sản. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực đối với việc tổ chức và quản lý kho hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đảm bảo việc thực hiện các đơn hàng, từ đặt hàng đến vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Chính vì thế nguy cơ thiếu kho hàng và chi phí bị đội lên hoàn toàn có thể xảy ra và người quản lý cần chuẩn bị giải pháp càng sớm càng tốt.

>>> Xem tiếp: Chuỗi cung ứng 2022 vẫn chưa thể “hồi phục” như mong đợi?

quản lý hàng tồn kho

3 yếu tố quan trọng trong quản lý hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho không chỉ quản lý hàng hóa trong kho mà còn bao gồm những quy trình trước đó như vận chuyển,…Sau đây là 3 yếu tố doanh nghiệp cần chú trọng:

  • Tối ưu hàng tồn kho: đó là hành động cân bằng hàng tồn kho dựa trên nhu cầu: không đặt hàng quá mức, không đặt dưới mức và cần đặt hàng ở mức hợp lý. Doanh nghiệp sẽ cần đến một hệ thống quản lý hàng tồn kho hiện đại với khả năng hiển thị chuỗi cung ứng từ nguyên liệu thô đến dữ liệu bán hàng. Thông qua dữ liệu này người quản lý sẽ chịu trách nhiệm đánh giá và quyết định mức tồn kho tối ưu để thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
  • Quản lý vận tải: giữa quản lý hàng tồn kho và quản lý vận tải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Quản lý vận tải chủ động và hiệu quả góp phần tăng hiệu quả cho quá trình cung ứng vì sự chậm trễ trong vận chuyển có thể khiến toàn chuỗi cung ứng hỗn loạn.
  • Quản lý kho: quy trình quản lý kho gồm lưu trữ, phân phối và hoàn thành. Việc sắp xếp kho hợp lý sẽ giúp tìm kiếm hàng hóa nhanh hơn, đảm bảo chất lượng và quá trình lấy hàng, vận chuyển hàng được thuận lợi. Ngoài ra còn giảm tình trạng mất mát, trộm cắp nếu kho hàng được quản lý chặt chẽ và trực quan.

>>> Xem thêm: Giải pháp quản lý kho bằng sơ đồ trực quan

Quản lý hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng đối với việc lập kế hoạch thực hiện và kiểm soát chuỗi cung ứng. Trước những thách thức như hiện tại, các doanh nghiệp cần có một chuỗi cung ứng linh hoạt và một hệ thống quản lý kho được tự động hóa, mang lại nguồn dữ liệu lớn đủ để nhà quản trị đánh giá toàn diện quy trình hoạt động và đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác. Hãy liên hệ với DIGINET để được hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý kho hiệu quả qua hotline: 0908 402 668.