Hệ thống ERP là gì? Sự khác biệt giữa các ERP trên thị trường
Hệ thống ERP là gì sau hàng loạt tác động của Covid-19 đến hoạt động sản xuất, bán hàng, quản trị nhân sự,…trong doanh nghiệp?
Tại Việt Nam trước Covid, ERP không quá phổ biến. Nhất là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, các hoạt động quản lý đều có thể xử lý thông qua con người một cách thủ công. Có chăng, ERP được ứng dụng rộng rãi trong doanh nghiệp vừa và lớn; khi mà con người khó có thể kiểm soát tất cả các quy trình và đảm bảo chúng diễn ra chính xác, hiệu quả.
Khi Covid xuất hiện và chi phối doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các nước lần lượt ban bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa giao thương, hạn chế đi lại,…Để thích nghi với hoàn cảnh đặc biệt, các doanh nghiệp thực hiện “online hóa” mọi thứ; nhân viên làm việc tại nhà, họp hành thông qua mạng xã hội: Zalo, Skype, Facebook,…
Những doanh nghiệp đã số hóa quy trình làm việc nhanh chóng thích nghi. Dù là trước hay sau Covid, mọi dữ liệu đều tập trung trên hệ thống; họ có thể kết nối và sử dụng chúng ở bất kỳ đâu để làm việc. Ngược lại, sẽ là vô cùng khó khăn cho những công ty chưa tích hợp phần mềm quản lý.
Sau Covid-19 phần mềm ERP trở thành sức mạnh cạnh tranh cần thiết đối với doanh nghiệp.
Hệ thống ERP là gì?
ERP – Enterprise Resources Planning là một công cụ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Quản lý và kiểm soát mọi nguồn lực liên quan đến hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng, kinh doanh, bán hàng, quản trị nguồn nhân lực, báo cáo quản trị,…
Phần mềm ERP đã có chặng đường dài phục vụ các doanh nghiệp, được phát triển dựa trên hệ thống quản trị sản xuất MRP. Hệ thống ERP gồm nhiều phân hệ chức năng khác nhau; lên đến hơn 80 phân hệ và mỗi phân hệ đảm nhận một nhiệm vụ riêng.
>>> Xem chi tiết: Khái niệm, lịch sử phát triển và phân hệ chức năng của ERP
Nếu trước đây, ERP là một công cụ quản lý thì nay còn là lợi thế cạnh tranh mới của doanh nghiệp.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, giá cả và sản phẩm giữa các doanh nghiệp gần như là giống nhau. Để có thể nổi bật hơn so với đối thủ buộc doanh nghiệp phải tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Bằng cách đáp ứng các mong muốn của họ một cách kịp thời với chất lượng tốt nhất; song song với đó là cung cấp nhiều lợi ích nhằm tăng cường sự tương tác và gắn bó với công ty. Nhờ phần mềm ERP, mọi dữ liệu được quản lý tập trung, chi tiết trên một hệ thống. Vì thế, thời gian xử lý các nhu cầu của khách hàng được rút ngắn; đồng thời đảm bảo sự chính xác đến từng đối tượng.
Ngoài ra, các quy trình hoạt động cũng được tối ưu hóa; loại bỏ lãng phí về thời gian, con người và tiền bạc do cách làm thủ công. Hơn nữa, các báo cáo theo thời gian thực dễ dàng giúp người quản lý phát hiện quy trình kém hiệu quả; từ đó có phương án loại bỏ hoặc điều chỉnh; góp phần tăng năng suất làm việc; cải thiện chất lượng sản phẩm; giảm giá thành tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.
Khi đã hiểu rõ hệ thống ERP là gì và vai trò không thể thiếu của nó đối với việc tạo lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp nên triển khai càng sớm càng tốt; đặc biệt là trong giai đoạn sau Covid-19 nhiều biến động.
Chi phí triển khai ERP sẽ được quyết định bởi cách thức triển khai bạn chọn.
>>> Xem thêm: Các loại chi phí có thể có trong quá trình triển khai ERP
Sự khác biệt giữa DIGINET ERP và các hệ thống ERP khác
Theo cách thức triển khai, bạn có thể lựa chọn triển khai phần mềm đóng gói hoặc phần mềm thiết lập riêng.
DIGINET ERP là một trong những hệ thống ERP viết riêng theo quy trình riêng biệt của doanh nghiệp. So với các phần mềm đóng gói, ERP viết riêng có nhiều khác biệt phù hợp với doanh nghiệp vừa và lớn. Cụ thể:
Giải pháp chuyên sâu theo từng ngành
Quy trình làm việc ở mỗi doanh nghiệp là không giống nhau. Nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất, bất động sản;… hoạt động với quy mô nhân sự hàng trăm/nghìn người; quy trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn và hoàn toàn riêng biệt giữa các doanh nghiệp. Do đó phần mềm cũng sẽ khác nhau.
Để thiết lập một hệ thống ERP hoàn toàn phù hợp với một doanh nghiệp nào đó, đòi hỏi nhà cung cấp phần mềm đưa ra tài liệu giải pháp dựa trên quy trình thực tế.
Khác với các phần mềm đóng gói có tính năng tích hợp sẵn và khả năng tùy chỉnh gần như bằng 0, DIGINET phát triển ERP theo nhu cầu của từng doanh nghiệp. Trước khi triển khai sẽ tiến hành khảo sát và đưa ra tài liệu giải pháp chi tiết và thích hợp nhất. Điều này sẽ đảm bảo tỷ lệ thành công cao khi phần mềm ứng dụng trên thực tế; giảm chi phí cũng như rút ngắn thời gian thực hiện cho doanh nghiệp
>>> Xem thêm: Giải pháp ERP cho từng ngành
Khả năng tùy chỉnh, mở rộng và tích hợp linh hoạt
Tốc độ phát triển ngày càng nhanh dưới sự tác động của khoa học công nghệ, nhiều sản phẩm mới ra đời và sở hữu nhiều tính năng vượt trội; nếu doanh nghiệp không kịp thời thay đổi sẽ rất khó cạnh tranh trên thị trường khốc liệt này. Khi đó, doanh nghiệp buộc phải thay đổi quy trình sản xuất; kinh doanh, quản lý nhân sự;… kéo theo cần điều chỉnh các phân hệ chức năng của phần mềm cho phù hợp.
Đó là lý do tại sao phần mềm ERP viết riêng ngày càng khẳng định được tầm quan trọng; khả năng tùy chỉnh và mở rộng linh hoạt của phần mềm sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thực hiện các chiến lược kinh doanh mới trong từng giai đoạn.
Nền tảng công nghệ hiện đại
Ngoài lợi thế linh động tùy chỉnh, DIGINET ERP còn được triển khai trên nhiều nền tảng công nghệ hiện đại từ Win app, Web app, Mobile app đến Private Cloud – xu hướng công nghệ của tương lai.
Phần mềm không chỉ là công cụ quản lý toàn diện mà còn là cầu nối giữa các phòng ban; cá nhân trong doanh nghiệp với nhau và với các yếu tố bên ngoài. Hơn nữa, với phiên bản gọn nhẹ trên di động, người dùng có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Đặc biệt, DIGINET ERP bắt kịp xu thế phát triển mới khi triển khai phần mềm trên nền tảng Cloud. Cụ thể là Private Cloud nhằm đảm bảo quyền sở hữu và quản lý dữ liệu; đảm bảo an toàn bảo mật cũng như giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí tốt hơn.
Bảo hành, bảo trì, chăm sóc khách hàng xuyên suốt
Phần mềm triển khai thành công nhưng khi ứng dụng trên thực tế vẫn có thể phát sinh lỗi; để công việc diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn thì những nhà cung cấp phần mềm viết riêng như DIGINET có đội ngũ chuyên trách để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục các lỗi kịp thời, chính xác. Đồng thời, định kỳ kiểm tra và nâng cấp hệ thống, đảm bảo phần mềm phát huy tối đa hiệu quả.
Như vậy với những chia sẻ về hệ thống ERP là gì cũng như các lợi thế của phần mềm viết viêng, hy vọng bạn sẽ chọn được phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Hệ thống ERP trong doanh nghiệp có ưu – nhược điểm gì?