Giải pháp lập kế hoạch sản xuất ứng dụng công nghệ 4.0
Dựa trên tổng nhu cầu đã được xác định, tồn kho hiện tại hay tồn kho tại phân xưởng để lập kế hoạch sản xuất phù hợp; bằng cách tính toán và đề xuất số lượng cần sản xuất là bao nhiêu trong thời gian bao lâu. Với mục tiêu sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có, tránh lãng phí nhân lực, máy móc, thiết bị;…đồng thời tăng cường sự ổn định của quá trình sản xuất, kịp thời điều chỉnh khi xảy ra sai lệch và đảm bảo hoàn thành sản phẩm đúng hạn, đúng yêu cầu.
Kế hoạch sản xuất được lập khác nhau, tùy thuộc theo phương án sản xuất Make to Stock (sản xuất để tồn trữ) hay Make to Order (sản xuất theo đơn hàng). Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất thì bộ phận kế hoạch sẽ phải sử dụng các thông tin cần thiết từ các bộ phận, phòng/ban khác có liên quan.
Các thông tin cần thiết để lập kế hoạch sản xuất
Bao gồm:
- Dự báo nhu cầu sản phẩm. Đó là việc dự đoán số lượng nguyên vật liệu sản xuất và tiên liệu thói quen mua sắm của khách hàng nhằm đảm bảo lượng hàng tồn kho ở mức hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Báo cáo tình hình nguồn nhân lực tham gia quá trình sản xuất
- Năng lực sản xuất của nhà máy: máy móc, thiết bị, kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị tại nhà máy
- Tồn kho và kế hoạch mua hàng.
- Các báo cáo thống kê những rủi ro trong quá trình sản xuất; các thông tin này sẽ giúp hạn chế các sự cố phát sinh cũng như làm cơ sở để giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất.
Để có được các thông tin trên, bộ phận kế hoạch tiến hành tập hợp các báo cáo từ các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Sau đó, phân tích và tổng hợp nhằm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của khách hàng và đúng tiến độ. Nếu thực hiện quá trình này theo cách truyền thống với sự hỗ trợ từ Excel thì sẽ tốn ít nhất từ vài ngày đến vài tuần.
Thời gian càng bị kéo dài thì càng gây trở ngại cho quá trình sản xuất. Bởi vì khách hàng không chỉ yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm mà còn phải rút ngắn thời gian vận chuyển và giao hàng.
Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp sản xuất hiện nay tìm đến sự trợ giúp từ các phần mềm quản lý được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại. Cụ thể là hệ thống phần mềm ERP giúp quản lý tổng thể mọi hoạt động trong doanh nghiệp từ sản xuất, kinh doanh, cung ứng đến nhân sự, báo cáo quản trị;… tạo điều kiện thuận lợi để các phòng ban có thể kế thừa dữ liệu của nhau một cách nhanh nhất.
Phần mềm ERP – giải pháp quản lý sản xuất trong thời đại 4.0
Việc ứng dụng phần mềm trong quản lý doanh nghiệp đã diễn ra từ lâu trên thế giới và tại Việt Nam. Khi chính thức bước vào giai đoạn “nở rộ” của công nghệ thông tin thì những phần mềm ERP, HRM, CRM;…càng lúc càng chứng minh được tầm quan trọng và trở thành giải pháp quản lý đắc lực trong thời đại 4.0.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, phần mềm ERP mang lại nhiều lợi ích có ý nghĩa trong việc tăng năng suất sản xuất và tối ưu nguồn lực, chi phí cho doanh nghiệp. Quản lý lập kế hoạch sản xuất chỉ là một trong số rất nhiều các tính năng của phần mềm.
ERP quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin, dữ liệu liên quan đến sản xuất, kinh doanh, cung ứng, khách hàng, nhân sự;… được tập trung trên một hệ thống duy nhất. Theo đó, tất cả các báo cáo cần thiết ở các bộ phận liên quan sẽ được truy xuất nhanh chóng bằng vài thao tác chuột đơn giản. Nhờ đó rút ngắn thời gian thực hiện giúp bộ phận kế hoạch lập và quản lý kế hoạch sản xuất một cách hiệu quả nhất.
Với hơn 25 năm cung cấp giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất, DIGINET đã thành công triển khai cho nhiều doanh nghiệp như: Cadisun, Đông Hưng, Plus, Khải Vy Group, Hùng Vương,…
DIGINET ERP hỗ trợ xây dựng kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn, nhờ vào:
- Thiết lập nhu cầu tổng thể dựa trên nhiều nguồn dữ liệu: kế hoạch bán hàng, đơn hàng bán của kinh doanh, kế hoạch thực hiện đơn hàng,…
- Lập kế hoạch dựa trên nhu cầu sản xuất
- Cân đối kho linh hoạt dựa vào định mức và nhu cầu đã khai báo; xác định số lượng cần giữ chỗ trong kho;…
- Quản lý hiệu quả kế hoạch mua nguyên vật liệu; kế hoạch xuất nguyên vật liệu
- Lập lịch làm việc trực tiếp và lập tự đồng căn cứ vào lệnh sản xuất và khai báo nguồn lực máy móc.
DIGINET ERP xây dựng dựa vào nhu cầu và đặc điểm quy mô, quy trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp; phù hợp với các đơn vị từ 100 nhân viên trở lên. Đặc biệt, hệ thống xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến; có thể điều chỉnh, tích hợp linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn phát triển; đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm triển khai sẽ đem lại những giải pháp quản lý hiệu quả cao đối với việc lập kế hoạch sản xuất cũng như toàn bộ hoạt động sản xuất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ nhanh nhất.
>>> Xem thêm: Quy trình quản lý sản xuất “chuẩn” của một số ngành trọng điểm