Dự báo nhu cầu sản phẩm là gì?
Có thể nói dự báo nhu cầu sản phẩm chính là xuất phát điểm của quản trị sản xuất. Bởi vì, trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các nguồn lực như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, máy móc thiết bị,…mà không thể xác định chính xác lượng sản phẩm mà thị trường cần; nhờ công tác dự báo nhu cầu sản xuất mà doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chính xác, đúng thời điểm.
>>> Xem thêm: Kick off dự án DIGINET ERP cho công ty TNHH Sungwon Medical
Dự báo nhu cầu sản phẩm là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì dự báo nhu cầu sản phẩm là việc dự toán số lượng nguyên vật liệu sản xuất và tiên liệu thói quen mua sắm của khách hàng, nhằm đảm bảo lượng hàng tồn kho được tối ưu hóa mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Dự báo nhu cầu nhằm trả lời cho các câu hỏi:
- Doanh nghiệp cần sản xuất sản phẩm gì? Trong thời gian nào?
- Số lượng sản phẩm cần để đáp ứng nhu cầu khách hàng là bao nhiêu?
- Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cần có của sản phẩm?
Việc dự báo dựa trên dữ liệu phản ánh tình hình thực tế trong quá khứ, hiện tại và các xu thế trong tương lai; tuy nhiên những dữ liệu này không phải khi nào cũng cố định mà nó luôn biến động nên đòi hỏi các nhà quản trị phải kết hợp với kinh nghiệm, tài phán đoán của mình để đưa ra kết quả dự báo chính xác nhất.
Kết quả dự báo nhu cầu sản xuất là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch các nguồn lực cần có. Dựa trên kết quả dự báo, người quản lý sẽ quyết định có nên sản xuất hay không. Nếu sản xuất thì cần thiết kế hệ thống sản xuất như thế nào để đảm bảo nhu cầu đã dự báo một cách tốt nhất.
Phân loại các dự báo
Theo phương pháp dự báo
Dự báo định tính
Bao gồm các phương pháp:
- Lấy ý kiến của ban lãnh đạo doanh nghiệp
Một nhóm các nhà quản lý cấp cao sẽ dùng số liệu tổng hợp phối hợp với kết quả đánh giá của các quản lý bộ phận để đưa ra sự báo nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới.
- Lấy ý kiến từ lực lượng bán hàng
Phương pháp này được sử dụng phổ biến; nhất là đối với các nhà sản xuất công nghiệp với lượng sản phẩm lớn, được phân phối rộng rãi, đội ngũ nhân viên trực tiếp bán hàng.
Mỗi quản lý bộ phận bán hàng sẽ dự đoán số lượng hàng bán được trong tương lai ở khu vực mình phụ trách. Sau đó kết hợp với dự báo của các khu vực khác để hình thành nên dự báo tổng thể.
- Nghiên cứu thị trường người dùng
Theo phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm này, ý kiến của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng được thu thập và tổng hợp lại để làm cơ sở dự báo. Việc nghiên cứu này được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp, khảo sát bằng bảng khảo sát,…
- Phân tích Delphi
Là phương pháp lấy ý kiến của các chuyên gia để dự báo nhu cầu trong tương lai. Thông thường, có 3 nhóm chuyên gia tham gia dự báo, đó là:
+ Nhóm những người ra quyết định
+ Các nhân viên, chuyên viên, điều phối viên
+ Nhóm các chuyên gia chuyên sâu
Dự báo định lượng
-
Bình quân di động giản đơn
Mức dự báo sẽ bằng mức cầu thực tế bình quân của một số ít các giai đoạn ngay trước đó. Theo phương pháp này thì nhu cầu của các giai đoạn có trọng số bằng nhau.
Công thức:
Trong đó:
Ai – Là cầu thực tế của giai đoạn i
n – Là số giai đoạn quan sát
-
Bình quân di động có trọng số
Trọng đố là con số được gán cho các số liệu quá khứ để chỉ ra mức độ quan trọng của chúng đối với kết quả dự báo. Mục đích để làm rõ mức độ ảnh hưởng của từng số liệu trong quá khứ đến kết quả dự báo.
Công thức:
Trong đó: Ai – Là cầu thực tế của giai đoạn i
Hi – Là trọng số của giai đoạn i (0 < Hi < 1)
n – Là số giai đoạn quan sát
Với phương pháp này, mức độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào khả năng xác định trọng số có hợp lý hay không.
-
San bằng mũ
Phương pháp này dựa trên số bình quân di động nhưng cần rất ít số liệu quá khứ. Với mỗi sản phẩm chỉ cần lưu lại mức bán hàng thực tế ở kỳ trước và mức dự báo của kỳ trước.
Công thức tính nhu cầu trong tương lai như sau:
Ft = Ft – 1 + α(At – 1 – Ft – 1) hoặc Ft + 1 = Ft + α(At – Ft)
hoặc Ft = α At – 1 + (1- α) × Ft với (0 ≤ α ≤ 1)
Trong đó α là hệ số san bằng số mũ
-
San bằng số mũ giản đơn
Vì 0≤ α ≤ 1 nên ta có thể chọn rất nhiều hệ số san bằng số mũ. Vấn đề là chọn hệ số san bằng sao cho thích hợp để đạt được một dự báo chính xác nhất. Để đạt được mục tiêu đó, ta có thể so sánh giữa giá trị dự báo với giá trị thực tế đã thu thập được. Sai số của dự báo được tính như sau:
Sai số dự báo (AD) = Nhu cầu thực (Ai) – Dự báo (Fi)
Ngoài ra, để đánh giá mức sai lệch tổng thể của dự báo, người ta có thể dùng độ lệch tuyệt đối bình quân. Công thức như sau:
Trong đó:
AD (Absolute deviation) là sai số dự báo;
n là số lượng các sai số dự báo (hay số giai đoạn lấy dữ liệu);
MAD (Mean absolute deviation) là độ lệch tuyệt đối bình quân. MAD càng nhỏ thì kết quả dự báo càng ít sai lệch.
-
San bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng
Phương pháp san bằng số mũ giản đơn không thể hiện rõ xu hướng biến động, vì
vậy, ta cần sử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hướng sau khi đã nhận được kết
quả của cách trên. Các bước được tiến hành như sau:
Bước 1: Sử dụng kết quả dự báo bằng phương pháp san bằng số mũ giản đơn (Ft);
Bước 2: Tính hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t theo công thức:
Bước 3: Dự báo nhu cầu theo xu hướng (FITt): FITt= Ft + Tt
Trong đó:
Tt: Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t;
Ft: Dự báo theo san bằng mũ giản đơn cho giai đoạn t;
Ft-1: Dự báo theo san bằng mũ giản đơn cho giai đoạn ngay trước đó;
Tt-1: Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn (t-1);
B = hệ số điều chỉnh xu hướng (0 ≤ B ≤ 1)
Theo thời gian
- Ngắn hạn: thời gian dự báo thường dưới 1 năm
- Trung hạn: thời gian dự báo thường từ 6 tháng đến 3 năm
- Dài hạn: thời gian dự váo thường từ 3 năm trở lên
Các dự báo nhu cầu sản phẩm ngắn hàng sử dụng hầu hết các mô hình toán học như: phương pháp bình quân, phương pháp san bằng số mũ;…
Trong khi đó, dự báo dài hạn và trung hạn chủ yếu giải quyết những vấn đề sẽ hỗ trợ cho các quyết định quản lý liên quan đến kế hoạch sản xuất hay công nghệ; và sử dụng ít phương pháp và kỹ thuật hơn dự báo ngắn hạn.
Các dự báo ngắn hạn có độ chính xác cao hơn dự báo dài hạn; vì thời gian càng dài càng khó nắm bắt được nhu cầu cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
Theo nội dung công việc cần dự báo
Dự báo kinh tế
Ví dụ như các dự báo thất nghiệp, GDP, dự báo tốc độ tăng trưởng;… do các cơ quan nghiên cứu, các bộ phận tư vấn kinh tế Nhà nước thực hiện.
Các dự báo này hỗ trợ cho công tác dự báo trung và dài hạn của doanh nghiệp.
Dự báo kỹ thuật công nghệ
Là những dự báo đề cập đến mức độ phát triển khoa học công nghệ trong tương lai. Có ý nghĩa đặc biệt với các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như: máy tính, thiết bị điện tử, tàu vũ trụ, năng lượng nguyên tử…
Dự báo cầu
Bản chất là sự dự báo về cầu ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Được các nhà quản trị sản xuất đặc biệt quan tâm vì nó hỗ trợ ra các quyết định về: quy mô sản xuất, dự kiến tài chính, nhân sự, Marketing, hoạt động của công ty,…
Dự báo nhu cầu sản phẩm là tiền đề vô cùng quan trọng để xây dựng kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài những nội dung cơ bản trên, để có thể dự báo chính xác nhất nhu cầu về sản phẩm của thị trường, doanh nghiệp còn cần nhiều thông tin hơn nữa. Đón xem các bài viết khác của DIGINET nhé! hoặc nếu bạn cần hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ hotline: 0908 402 668.
>>> Xem thêm: Giải mã 11 khái niệm quan trọng trong Quản trị Sản xuất