Giải mã 11 khái niệm quan trọng trong Quản trị Sản xuất

Giải mã 11 khái niệm quan trọng trong Quản trị Sản xuất

Quản trị sản xuất tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm, dịch vụ ở đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.

quản trị sản xuất

Người quản lý dựa vào quản trị sản xuất giải quyết các vấn đề:

  • Sản xuất cái gì? Thời điểm để sản xuất?
  • Sản xuất như thế nào để hiệu quả?
  • Nhu cầu về nguyên vật liệu: những nguyên vật liệu cần cho sản xuất?, khi nào cần nguyên vật liệu nào?, số lượng là bao nhiêu?

Dù bạn là người quản lý hay vừa mới bắt đầu công việc này, để có thể thấu hiểu quá trình quản trị sản xuất một cách chính xác và chi tiết thì các khái niệm dưới đây sẽ vô cùng hữu ích!

>>> Xem thêm: Lời giải cho vấn đề cơ sở hạ tầng khi doanh nghiệp chuyển đổi số

11 khái niệm quan trọng trong quản trị sản xuất

quản trị sản xuất

Định mức sản xuất (BOM – Bill of Materials)

BOM là danh sách kê khai các nguyên vật liệu cần thiết cho một quy trình sản xuất sản phẩm nhất định.

Kế hoạch nhu cầu (MDS – Master Demand Schedule)

Là toàn bộ các nhu cầu liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp. Các nhu cầu đó bắt nguồn từ:

  • Đơn đặt hàng của khách hàng (SO)
  • Dự báo nhu cầu (sales forecast)
  • Chính sách dự trữ dự phòng của doanh nghiệp

Như vậy kế hoạch nhu cầu sẽ cập nhật tất cả các đơn hàng, kế hoạch bán hàng, kế hoạch phụ tùng có trạng thái không phải đóng, hủy, chưa duyệt và số lượng còn lại của nó khác không.

Kế hoạch sản xuất (MPS – Master Production Schedule)

Dựa trên tổng nhu cầu đã được xác định, tồn kho hiện tại hay tồn tại phân xưởng, MPS sẽ tính toán và đề xuất số lượng cần sản xuất là bao nhiêu, thời gian là bao lâu.

Kế hoạch nguyên vật liệu (MRP – Master Requirement Planning)

Dựa trên MPS, BOM và số lượng tồn kho hiện tại cũng như dở dang, MRP sẽ đề xuất số lượng cần mua để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho kế hoạch sản xuất tổng thể.

Quy trình sản xuất

Là quy trình cấu thành nên sản phẩm, bao gồm những công đoạn và trình tự xử lý cụ thể

Ví dụ: Quy trình Sản xuất của một doanh nghiệp hoạt động ngành da giày

quản trị sản xuất

Bộ phận sản xuất (WC – Work Center)

Tùy vào mô hình hoạt động sản xuất của mỗi doanh nghiệp mà bộ phận sản xuất có thể là:

  • Bộ phận sản xuất chính: bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính. Tại bộ phận này nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.
  • Bộ phận sản xuất phụ trợ: hoạt động của bộ phận này có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.
  • Bộ phận sản xuất phụ: bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ.
  • Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động

Lệnh sản xuất (WO – Work Order)

Lệnh sản xuất được sử dụng như “còi báo hiệu” bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu.

Dựa vào kế hoạch sản xuất để đưa ra các lệnh sản xuất với thời gian hoàn tất đã được xác định.

Lịch sản xuất

Lịch sản xuất là toàn bộ các hoạt động điều phối, phân công công việc cho các bộ phận, cá nhân theo từng ca/ngày, nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dựa trên khả năng hiện có của nhà máy.

Nhà máy

Nhà máy hay còn gọi là nhà xưởng là nơi tiến hành sản xuất (chế tạo) các sản phẩm thực tế, vừa là nơi sửa chữa cũng như kiểm tra bảo dưỡng duy tu các máy móc liên quan đến sản phẩm đã có.

Nguồn lực sản xuất

Là những yếu tố sản xuất được sử dụng trong sản xuất hàng hóa; có thể kể đến: máy móc, nhân công,…

Thống kê sản xuất

Là kết quả sản xuất từ lệnh sản xuất. 

Bao gồm: 

  • Thành phẩm
  • Phế phẩm
  • Phiếu liệu
  • Nguyên vật liệu tiêu hao
  • Nguyên vật liệu thừa.

Hiện nay, việc quản trị sản xuất càng trở nên quan trọng và phức tạp hơn do sự tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, công nghệ là yếu tố đáng được quan tâm hàng đầu. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào quá trình quản lý không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình; giảm gánh nặng cho nhân viên; tiết kiệm thời gian và chi phí;…mà còn là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ giúp doanh nghiệp vượt xa đối thủ trên thị trường.

Bạn đang cần một phần mềm quản trị sản xuất phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình, đừng ngần ngại hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ chi tiết. 

Đội ngũ chuyên gia 25 năm kinh nghiệm với bộ giải pháp đa lĩnh vực: Sản xuất, Thương mại, Bất động sản,…sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu nhất!

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất chuyên sâu hàng đầu Việt Nam