Công nghệ Cloud cho doanh nghiệp lớn – Private Cloud hay Public Cloud?

Công nghệ Cloud cho doanh nghiệp lớn – Private Cloud hay Public Cloud?

Dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ và Internet, các công ty thuộc mọi ngành/lĩnh vực đều dành sự quan tâm đặc biệt đến việc ứng dụng công nghệ Cloud cho quy trình quản lý của mình. Quan tâm nhiều là thế nhưng để ra quyết định có áp dụng không thì cần xem xét nhiều yếu tố. Đối với các doanh nghiệp quy mô nhân sự lớn, có quy trình hoạt động phức tạp và đặc thù tỏ ra e ngại với Cloud về nhiều vấn đề liên quan đến quy trình nghiệp vụ, bảo mật dữ liệu, hành lang pháp lý…

Hiện nay, có thể triển khai Cloud theo 4 mô hình chính: Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud. Xem chi tiết: Các mô hình triển khai Cloud phổ biến hiện nay

Như vậy đối với các doanh nghiệp lớn thì nên chọn mô hình nào?

Câu trả lời sẽ được tiết lộ ngay dưới đây!

Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu…

Vì sao doanh nghiệp lớn nên ứng dụng công nghệ Cloud?

Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn thường đã xây dựng phần mềm quản lý riêng cho mình; đó có thể là phần mềm ERP hoàn chỉnh hoặc phần mềm nhân sự, phần mềm CRM;…Để sử dụng các hệ thống quản lý này đương nhiên đã tồn tại cơ sở hạ tầng vững chắc và đi vào hoạt động ổn định.

Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp này có nhất thiết phải “lên mây” hay không?

Câu trả lời là có. Các doanh nghiệp cần thiết nên ứng dụng công nghệ Cloud; bởi vì 3 lý do chính sau:

Thứ nhất, Cloud là xu thế phát triển tất yếu của thế giới. 

Theo thống kê mới nhất thì hiện trên thế giới có hơn 70% cơ sở sản xuất đang sử dụng Cloud trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng và trong nhiều lĩnh vực khác. Điều này cho thấy sự bùng nổ của Cloud đang diễn ra từng từng giờ trên toàn thế giới. Nếu không kịp thời nắm bắt cơ hội chuyển đổi, doanh nghiệp Việt dễ dàng bị bỏ xa bởi các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước.

Hơn nữa, sau dịch Covid-19, làm việc từ xa trở nên quen thuộc và tỏ ra hiệu quả với nhiều doanh nghiệp; để có thể duy trì cách làm việc này một cách hiệu quả đòi hỏi quy trình hoạt động của doanh nghiệp phải thật sự linh hoạt, phục vụ cho việc làm việc và quản lý ở bất kỳ đâu. Và với công nghệ Cloud, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi chỉ cần kết nối với Internet thì mọi việc đều diễn ra bình thường.

Thứ hai, giảm chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp.

Để triển khai phần mềm quản lý, trước tiên doanh nghiệp cần khảo sát và lắp đặt cơ sở hạ tầng. Mặc dù làm theo cách này có thể đảm bảo an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp nhưng lại tốn kém. Cloud giúp cắt giảm đáng kể các chi phí này; đồng thời việc cài đặt hệ thống dễ dàng hơn. Tuy nhiên đi cùng với đó là những vấn đề cần lưu ý như đã đề cập ở trên.

Thứ ba, giúp doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp hệ thống quản lý

Không có gì ngạc nhiên khi các nhà quản lý lựa chọn Cloud là vì tính linh hoạt; hệ thống có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động. Tùy mỗi giai đoạn có thể lựa chọn “kích thước cloud” cho phù hợp; nhờ đó tránh được các lãng phí về tiền bạc và nguồn nhân lực.

Nếu dựa vào những ưu điểm trên và những lợi thế khác thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp chọn Cloud. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam chưa thực sự “nhả phanh”. Phần lớn họ vẫn còn băn khoăn giữa các mô hình Cloud; không biết chọn mô hình nào vừa mang lại hiệu quả vừa đảm bảo họ không phải chia sẻ dữ liệu cho bất kỳ ai. Trong đó Private Cloud và Public Cloud được chú ý hơn cả. 

công nghệ cloud

Private Cloud – Dữ liệu là của bạn, quy trình nghiệp vụ theo ý bạn và người dùng do bạn kiểm soát

Vậy các doanh nghiệp lớn nên chọn Private Cloud hay Public Cloud?

Sử dụng 2 mô hình công nghệ Cloud này đồng nghĩa việc các ứng dụng, chương trình và dữ liệu được phân phối qua Internet. Tuy nhiên giữa chúng có nhiều điểm khác nhau như sau:

Private Cloud

Public Cloud

Truy cập riêng

  • Các ứng dụng, chương trình chỉ dành riêng cho tổ chức của bạn.

Truy cập chung

  • Các ứng dụng, chương trình được chia sẻ với các tổ chức khác.

Dữ liệu riêng

  • Dữ liệu được khai thác và quản lý qua mạng riêng an toàn, các tổ chức khác hoàn toàn không thể truy cập.

Dữ liệu chia sẻ

  • Dữ liệu thuộc sở hữu và được quản lý bởi nhà cung cấp Cloud; có thể chia sẻ với các tổ chức khác.

Quy trình nghiệp vụ riêng biệt

  • Tùy chỉnh linh hoạt, ăn khớp với từng bước trong quy trình hoạt động. Gia tăng hiệu suất làm việc và bảo mật dữ liệu tối đa.

Quy trình chung

  • Doanh nghiệp tự thay đổi để phù hợp với quy trình chung. Khó có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng, biến đổi thường xuyên của doanh nghiệp Việt Nam.
Người dùng không giới hạn Người dùng giới hạn theo gói dịch vụ

Đầu tư một lần để sở hữu trọn đời

  • Kiểm soát chi phí tuyệt đối. Doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng thêm người dùng không làm phát sinh chi phí

Chi phí dựa trên số lượng người dùng

  • Tổng chi phí sở hữu (TCO) có thể tăng theo cấp số nhân đối với nhu cầu sử dụng lớn như trong doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn

Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy Private Cloud sẽ phù hợp nhất cho:

  • Doanh nghiệp có quy trình phức tạp, yêu cầu hệ thống quản lý đặc thù
  • Quản lý các dữ liệu nhạy cảm cần sự bảo mật tuyệt đối
  • Doanh nghiệp yêu cầu quyền kiểm soát và bảo mật mạnh mẽ đối với dữ liệu
  • Doanh nghiệp quy mô lớn cần công nghệ quản lý tiên tiến, hiệu quả và yêu cầu quyền sở hữu.

Ngược lại, Public Cloud dành cho:

  • Các nhu cầu quản lý có giới hạn
  • Doanh nghiệp nhỏ, cần các chương trình, ứng dụng cơ bản để quản lý
  • Doanh nghiệp cần tài nguyên hỗ trợ để giải quyết nhu cầu ở những thời điểm nhất định.

Tóm lại, để giải quyết các nhu cầu đa dạng và mang tính đặc thù của những doanh nghiệp lớn thì Private Cloud là lựa chọn tốt nhất hiện nay. Để có thêm thông tin về công nghệ Cloud này, hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được Demo trực tiếp. 

>>> Xem thêm: Vai trò của MRP trong quản lý sản xuất