Vì sao quản trị bằng dữ liệu ngày càng được chú trọng hơn tại các doanh nghiệp?

Vì sao quản trị bằng dữ liệu ngày càng được chú trọng hơn tại các doanh nghiệp?

Quản trị bằng dữ liệu giúp doanh nghiệp ra quyết định chính xác, tối ưu vận hành và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trong thời đại số. Đó là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp hiện đại không chỉ tập trung vào bán hàng mà còn chú trọng hơn vào việc sử dụng dữ liệu để tăng hiệu suất quản lý.

Trong kỷ nguyên số bán hàng tốt vẫn chưa đủ!

Thực tế cho thấy thị trường phát triển nhanh và biến hóa không ngừng qua từng ngày. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không thể chỉ tập trung vào việc bán hàng. Bán được hàng chủ là bước đầu, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cần xác định được sản phẩm nào đang lãi/lỗ; Chiến dịch nào đem lại nhiều khách hàng; nhân viên nào làm việc hiệu quả hay sản phẩm nào đang cần nhập thêm, cần vận chuyển,…

Quan trọng hơn hết là những vấn đề này không thể trả lời theo cảm tính; ngược lại cần có dữ liệu để giải đáp một cách chính xác, đầy đủ và theo thời gian thực.

Vậy quản trị bằng dữ liệu là gì?

Quản trị bằng dữ liệu (Data-driven management) là việc ra quyết định dựa trên thông tin thực tế thu thập được từ các hoạt động vận hành, thay vì dựa trên trực giác hay kinh nghiệm cá nhân.

Dữ liệu có thể đến từ nhiều nguồn trong doanh nghiệp như: hệ thống bán hàng, kế toán tài chính, kho hàng, nhân sự,… Nếu số hóa và kết nối tất cả những dữ liệu này, sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể về tình hình doanh nghiệp, giúp nhà quản lý nắm rõ điều gì đang diễn ra và cần thay đổi điều gì.

quản trị bằng dữ liệu

>>> Xem thêm: Công ty Cổ phần Van Shin Yi tối ưu quy trình quản trị doanh nghiệp với giải pháp DIGINET ERP

Lợi ích khi doanh nghiệp quản trị bằng dữ liệu

Ra quyết định chính xác và kịp thời

Dữ liệu giúp doanh nghiệp nhìn thấy sự thật mà không phải là dự đoán. Thay vì “cảm thấy tháng này bán chậm”, doanh nghiệp có thể thấy rõ: sản phẩm A giảm 25% so với tháng trước hay chi nhánh B đang tiêu tốn chi phí marketing cao nhưng hiệu quả thấp, hoặc khách hàng đang rời bỏ vì thời gian giao hàng quá lâu.

Nhờ đó doanh nghiệp đưa ra các quyết định thay đổi, điều chỉnh hợp lý đối với từng bộ phận, từng quy trình, giúp loại bỏ những lãng phí và thay vào đó là tối ưu hiệu quả một cách tốt nhất.

Tối ưu vận hành, tiết kiệm chi phí

Khi hệ thống dữ liệu được kết nối xuyên suốt, sẽ giảm trùng lặp khi nhập dữ liệu và những sai sót do thao tác thủ công. Đồng thời nhờ quản trị bằng dữ liệu mà người quản lý sớm phát hiện những điểm nghẽn trong quy trình (chậm đơn, lỗi sản xuất, tồn kho ảo…), từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

Dự báo thông minh – Tăng trưởng bền vững

Phân tích dữ liệu lịch sử giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn, ví dụ như:

  • Dự báo nhu cầu sản phẩm để chủ động trong sản xuất và phân phối.
  • Lập kế hoạch mua hàng tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí nguồn lực.
  • Quản lý tồn kho hiệu quả để đảm bảo hàng luôn sẵn sàng, không bị thiếu hụt hoặc tồn kho quá lâu.

quản trị bằng dữ liệu

Hệ thống ERP – Nền tảng cốt lõi cho quản lý dữ liệu hiệu quả

Trong thời đại số, dữ liệu chính là tài sản chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác và đồng bộ dữ liệu từ nhiều phòng ban là một thách thức lớn nếu thiếu một công cụ phù hợp. Đó là lý do hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) trở thành giải pháp thiết yếu cho mọi doanh nghiệp hiện đại.

>>> Xem thêm: Truy vấn dữ liệu trên ERP nhanh hơn, tiết kiệm hơn với cải tiến của DIGINET 

Kết nối toàn bộ doanh nghiệp trên một nền tảng

Hệ thống ERP giúp liên kết tất cả phòng ban, từ sản xuất, bán hàng, kho vận, kế toán đến nhân sự, tất cả trên cùng một cơ sở dữ liệu. Mọi hoạt động được quản lý tập trung, nhất quán và minh bạch.

Tự động hoá thu thập và xử lý dữ liệu

Dữ liệu được ghi nhận theo thời gian thực, giảm thiểu sai sót thủ công.
Tự động tổng hợp và xử lý thông tin, giúp rút ngắn thời gian lập báo cáo và hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng.

Đồng bộ và minh bạch hóa quy trình

ERP đảm bảo dữ liệu xuyên suốt toàn doanh nghiệp, tránh tình trạng sai lệch, trùng lặp thông tin giữa các phòng ban. Đây là yếu tố then chốt để tối ưu vận hành và nâng cao hiệu quả quản lý.

Hiện nay, các hệ thống ERP thế hệ mới được tích hợp thêm nhiều công nghệ tiên tiến, giúp việc quản trị dữ liệu trở nên thông minh và hiệu quả hơn.

  • BI (Business Intelligence): Biến dữ liệu thô thành các biểu đồ, dashboard trực quan, giúp người dùng nắm bắt tình hình nhanh chóng và ra quyết định chính xác hơn.
  • AI (Trí tuệ nhân tạo): Phân tích dữ liệu lịch sử để nhận diện xu hướng, phát hiện bất thường và đề xuất hành động thông minh.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam vẫn giữ tư duy cũ: “Dữ liệu là việc của kế toán” hoặc “chỉ cần biết lời hay lỗ là đủ”. Nhưng trong thực tế vận hành hiện đại: Không đo lường được thì không thể quản lý; Không có dữ liệu, mọi quyết định chỉ mang tính cảm tính.

Việc đầu tư vào một hệ thống quản lý dữ liệu bài bản như ERP không còn là một khoản chi phí, mà là một khoản đầu tư chiến lược, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững.

Doanh nghiệp hiện đại không chỉ cần bán hàng tốt mà còn phải hiểu rõ dữ liệu của chính mình để ra quyết định đúng, nhanh và hiệu quả. Trong thời đại dữ liệu là “dầu mỏ mới”, biết thu thập phân tích khai thác dữ liệu hiệu quả sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất.