Quy chế trả lương theo KPI trong năm 2024 có gì đáng lưu ý?
Quy chế trả lương theo KPI là cách thức tính lương, trả lương dựa trên chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI). Đây là một trong các hình thức trả lương phổ biến nhất hiện nay. Qua bài viết này, DIGINET sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy chế trả lương theo KPI, công thức tính lương cũng như những lưu ý khi áp dụng quy chế này tại doanh nghiệp.
Như thế nào là quy chế trả lương theo KPI?
Thông thường trong doanh nghiệp, các bộ phận, phòng ban và mỗi cá nhân sẽ có những mục tiêu trong công việc để thực hiện. Kết quả hoàn thành những công việc này cần một thước đo chuẩn để đánh giá và đó chính là KPI. Hiểu một cách đơn giản thì KPI (viết tắt của Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên, bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp.
Lương của nhân viên trả theo KPI được tính dựa trên các chỉ số đánh giá về tính hiệu quả công việc (KPI). Theo đó có thể phản ánh một cách chân thực, khách quan và minh bạch về những lợi ích mà nhân viên được nhận dựa vào kết quả họ đã đạt được.
Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nước ngoài ưu tiên sử dụng hình thức trả lương này vì:
- Giúp đội ngũ nhân sự có cái nhìn tổng quan các mục tiêu và xác định thứ tự ưu tiên những công việc cần làm để hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất.
- Khuyến khích nhân viên bộc lộ tài năng cũng như tạo động lực khi làm việc.
- Là công cụ để thực hiện đánh giá nhân viên, từ đó xét thưởng, tăng lương, v.v.
Cách tính lương trả theo KPI
Theo quy chế trả lương theo KPI lương được tính dựa trên 3 yếu tố cơ bản sau:
- P1 (Pay for Position): trả lương theo vị trí chức danh công việc.
- P2 (Pay for Personal competence): trả lương theo năng lực cá nhân
- P3 (Pay for Performance): trả lương theo hiệu suất thực hiện công việc, tức là lương sẽ được trả theo tiến trình, mức độ hoàn thành của nhân viên.
>> Xem thêm: Lương 3P là gì?
2 phương pháp chính khi tính lương theo KPI:
- Phương pháp 2P: lương được tính dựa trên yếu tố P1 (vị trí chức danh) và P3 (hiệu suất công việc). Theo cách này lương cố định chiếm phần lớn so với lương mềm dựa trên hiệu quả công việc.
- Phương pháp 3P: lương tính dựa trên 3 yếu tố P1, P2 và P3. Nói cách khác, cách này giúp cân bằng lương cố định và lương mềm.
Ví dụ:
Một số lưu ý khi áp dụng quy chế tính lương theo KPI
Tuy được sử dụng phổ biến nhưng trên thực tế, việc ứng dụng cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ số KPI phải phù hợp, cụ thể, rõ ràng và bám sát mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Trong quá trình thực hiện, người quản lý cần theo dõi thường xuyên và tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên hoàn thành các công việc được giao.
- Người quản lý không nên tạo áp lực thái quá khiến không khí làm việc căng thẳng dẫn đến kém hiệu quả.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ xứng đáng và quá trình đánh giá phải minh bạch và chính xác.
>> Xem thêm: Những sai lầm phổ biến khi xây dựng KPI
Quy chế tính lương theo KPI muốn đạt hiệu quả cao thì điều kiện quan trọng đầu tiên chính là các chỉ số KPI phải được thiết lập phù hợp và chính xác. Các chỉ số này mang tính định lượng cao nên phần lớn các doanh nghiệp hiện nay sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp để quản lý.
Phần mềm cho phép thiết lập quy trình tổng quan từ thiết lập các chỉ tiêu đến đánh giá kết quả thực hiện. Người quản lý có thể kịp thời phát hiện nhân viên đang bị chậm so với tiến độ để đưa ra giải pháp khắc phục, cũng như có sự động viên, khen thưởng đúng lúc đối với những nhân viên hoàn thành tốt công việc. Những dữ liệu cần thiết cho quá trình đó đều được thể hiện trên phần mềm, do đó việc quản lý trở nên hiệu quả hơn. Nếu bạn đang cần hỗ trợ tìm kiếm phần mềm tính lương cho doanh nghiệp mình, hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được tư vấn chi tiết.
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý lương hiệu quả hiện nay.