Chuyển đổi số: đâu là yếu tố quan trọng quyết định thành công?
Chuyển đổi số đã trở nên rất “hot” suốt thời gian qua, đây không chỉ là một trào lưu mà đã trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay.
Lời kêu gọi chuyển đổi số xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông; nhất là trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng nổ thì chuyển đổi số càng quan trọng và cấp thiết hơn. Thực tế đã chứng minh những doanh nghiệp đã triển khai công nghệ có khả năng chống chịu và vượt qua khủng hoảng nhanh hơn.
Tuy nhiên, từ các thống kê cho thấy số lượng doanh nghiệp mới bắt đầu chuyển đổi số lên đến 90%. Điều này có nghĩa là chặng đường số hóa của doanh nghiệp Việt chỉ mới bắt đầu; sẽ còn rất nhiều khó khăn ở phía trước.
Có 4 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần tập trung trong quá trình số hóa gồm: tầm nhìn và chiến lược; văn hóa; tiềm năng khác biệt và năng lực kỹ thuật số.
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đi phân tích sâu hơn yếu tố năng lực kỹ thuật số của đội ngũ nhân viên. Đây là yếu tố quyết định chuyển đổi số có thành công hay không.
Chuyển đổi số thành công khi nhân viên có năng lực kỹ thuật số
Digital capability – Năng lực kỹ thuật số là một thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng và thái độ mà cá nhân và tổ chức cần có để phát triển trong thời đại công nghệ số.
Năng lực kỹ thuật số của nhân viên bao gồm kỹ năng, kiến thức và nhận thức giúp họ sống, học tập và làm việc trong xã hội kỹ thuật số. Những cá nhân này chính là người thực thi và tạo động lực để quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Song song với đó là không thể thiếu sự định hướng của ban lãnh đạo; chính họ là người nắm bắt xu hướng và đổi mới tư duy để xây dựng quy trình hoạt động số hóa phù hợp với sự chuyển động của thị trường chung.
>>> Xem thêm: 4 vị trí “cầm trịch” khi triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp
4 nhóm năng lực kỹ thuật số chính mà nhân viên cần có
- Năng lực xử lý dữ liệu: bao gồm kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, đánh giá cũng như khai thác thông tin ở dạng: văn bản; hình ảnh; video, âm thanh hay ở dạng số, biểu đồ, đồ thị;…
- Năng lực đổi mới, sáng tạo và giải quyết vấn đề thông qua các phương tiện kỹ thuật số.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác với cá nhân/tổ chức khác thông qua nền tảng công nghệ.
- Năng lực học tập và phát triển: đây là khả năng sử dụng các tài nguyên kỹ thuật số để theo dõi, phân tích và tổng hợp kiến thức và xu hướng phát triển mới.
3 yếu tố cần có của người quản lý nhân sự khi chuyển đổi số
Người quản lý nhân sự trong thời đại số hóa có nhiệm vụ nhận thức về những gì đang diễn ra liên quan đến công nghệ ở trong và ngoài nước; sau đó áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp nhằm tác động đến đội ngũ nhân sự và doanh nghiệp.
Để có thể quản lý nhân sự hiệu quả khi doanh nghiệp chuyển đổi số, người quản lý cần:
- Xây dựng văn hóa kỹ thuật số. Nói cách khác, các nhà quản lý phải có trách nhiệm rút ngắn khoảng cách kỹ năng kỹ thuật số trong đội ngũ; đảm bảo mỗi nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và tinh thần quyết tâm chuyển đổi số
- Nhận thức về công nghệ: ở đây là đề cập đến những xu hướng công nghệ ngoài doanh nghiệp. Nó bao gồm các công nghệ liên quan và không liên quan đến nhân sự. Bởi vì nếu người quản lý không có nhận thức về dòng chảy của công nghệ trên toàn cầu thì doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ những công nghệ mới và đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình.
- Khả năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động nhân sự của doanh nghiệp; từ đó tạo ra một quy trình nhân sự hiệu quả hơn, mang lại những tác động tích cực với hoạt động kinh doanh.
Xây dựng kỹ năng kỹ thuật số cho nhân viên như thế nào?
Quá trình thực hiện có thể sẽ khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp, bởi nhu cầu và phạm vi không giống nhau khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số. Tuy nhiên quy trình không thể thiếu 4 bước:
Bước 1: dựa vào chiến lược phát triển doanh nghiệp và chiến lược nhân sự
Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi muốn xây dựng kỹ năng kỹ thuật số cho nhân viên. Nếu có bất kỳ vấn đề nào không phù hợp với chiến lược chung thì có thể bạn đang tập trung vào thứ vô ích.
Hướng đi tốt nhất mà hầu hết các doanh nghiệp đang làm đó là chuyển đổi số hệ thống nhân sự gắn liền với sự cạnh tranh trên thị trường và trở thành một doanh nghiệp sáng tạo.
Bước 2: xác định các năng lực cốt lõi
Đối chiếu với tình hình thực tế tại doanh nghiệp, nhà quản lý xác định đâu là năng lực cần thiết nhất cho sự phát triển trong tương lai; sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo phù hợp.
Bước 3: phân tích khoảng cách kỹ năng
Phân tích khoảng cách kỹ năng là một công cụ được sử dụng để đánh giá sự khác biệt giữa trạng thái thực tế với mục tiêu trong tương lai.
Doanh nghiệp sử dụng công cụ này để tìm ra các kỹ năng mà nhân viên còn thiếu. Dựa trên kết quả đó, người quản lý đưa ra giải pháp để cải thiện.
Bước 4: lập kế hoạch thực hiện
Sau khi có được dữ liệu cần thiết từ các bước trên, doanh nghiệp sẽ cần một bản kế hoạch chi tiết trước khi bắt tay vào thực hiện.
Doanh nghiệp cần xác định phương pháp và phương tiện để hoàn thành kế hoạch. Bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Các bước cần thực hiện là gì?
- Sử dụng công cụ, phương tiện hỗ trợ nào?
- Thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ?
- Cá nhân/phòng/ban nào sẽ thực hiện?
- Ngân sách là bao nhiêu?
Đo lường hiệu quả
Đánh giá công việc định kỳ là điều không thể bỏ qua để nhận xét toàn bộ quá trình thực hiện; quan trọng hơn hết là phát hiện những lỗ hổng và kịp thời lấp đầy chúng; tránh lãng phí thời gian và con người cho những việc không mang lại kết quả cao.
Một số chỉ số dùng để đo lường hiệu quả thực hiện:
- Số lượng các dự án hoặc sáng kiến mới trước và sau khi thực hiện kế hoạch
- Tỷ lệ chấp nhận các công cụ mới trong nhân viên
- Sự tương tác với các công cụ trong quá trình làm việc của nhân viên. Tăng lên là một dấu hiệu tốt biểu thị bạn đang làm hiệu quả.
- Văn hóa công ty thay đổi tích cực đối với việc chuyển đổi số.
Quá trình xây dựng các kỹ năng kỹ thuật số cho nhân viên nhằm đảm bảo chuyển đổi số thành công còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhất là trong tình hình biến động như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp quyết liệt hơn nữa để thay đổi gần như là toàn bộ hoạt động của mình. DIGINET đồng hành cùng doanh nghiệp và cung cấp các giải pháp công nghệ chuyên sâu, mang lại hiệu quả cao nhất. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc qua hotline: 0908 402 668.
>>> Xem thêm: 3 lưu ý khi xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho năm 2021