Giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất tối ưu các chi phí
Các giải pháp ERP cho doanh nghiệp được xây dựng dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp đó. Với doanh nghiệp sản xuất, ERP không chỉ tự động hóa quy trình, tối ưu các nguồn lực mà còn góp phần tăng năng suất lao động và giảm chi phí trong các quy trình sản xuất.
Dưới đây là những tác động của hệ thống ERP đối với các doanh nghiệp sản xuất sao cho các chi phí được kiểm soát ở mức tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Căn cứ tính giá phần mềm ERP
Giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất đối với khâu lập kế hoạch
Quá trình phân tích, tính toán các nhu cầu về nguyên vật liệu, hàng hóa hay việc quản lý nhập kho; xuất kho; kiểm tra tồn kho,…diễn ra rất phức tạp trong các doanh nghiệp sản xuất.
Các nhà quản lý cần đưa ra những kế hoạch phân bổ nên tập trung xử lý hàng hóa nào trước; nguyên vật liệu nào cần chuẩn bị để sản xuất tiếp theo,…Nếu không có đủ dữ liệu cho từng quy trình này; việc ra quyết định sẽ gặp khó khăn; có thể dẫn đến những sai lầm.
Với những giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất; nhà quản trị không chỉ nắm bắt tình hình hoạt động một cách nhanh chóng và kịp thời mà còn dễ dàng đưa ra các hướng phát triển phù hợp; mang lại hiệu quả cao nhất.
Tình hình tài chính “luôn trong tầm mắt” nhờ ERP
Đối với doanh nghiệp, quản lý tài chính được đặt lên hàng đầu. Chỉ khi nào kiểm soát các dòng tiền, nhà quản trị mới có thể quyết định tiếp tục duy trì, thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất.
Các hệ thống ERP tích hợp các nghiệp vụ kế toán như: báo cáo thu chi hàng ngày; các sổ cái, bảng công nợ,…Thông qua các báo cáo, nhà quản trị xác định được tài chính của doanh nghiệp để phân bổ nguồn thu chi cho hợp lý và hiệu quả nhất.
ERP giúp quản lý các giao dịch hiệu quả
Một trong những lợi ích của ERP chính là hỗ trợ doanh nghiệp quản lý danh sách các đối tác; khách hàng tiềm năng và lịch sử giao dịch cũng như đặc điểm của họ.
Thông tin giao dịch như: hợp đồng, giá bán, tiến độ thanh toán,…đều được thể hiện chi tiết trên hệ thống. Nhà quản trị có đủ thông tin để sàng lọc; lựa chọn các đối tượng tiềm năng để hợp tác; góp phần tiết giảm thời gian và chi phí.
Quan trọng hơn cả, việc chăm sóc khách hàng sẽ được thực hiện hiệu quả nhất với các giải pháp ERP cho doanh nghiệp. Phân hệ chức năng CRM trong hệ thống ERP đảm nhận nhiệm vụ ghi nhận, lưu trữ thông tin đối tượng khách hàng như: tên tuổi; sinh nhật, thói quen; sở thích; lịch sử mua hàng; giá trị giao dịch,…Dựa vào đó, nhà quản trị tổ chức các hoạt động tiếp thị, quảng cáo nhắm đúng mục tiêu; góp phần tăng tỷ lệ mua hàng và giảm các chi phí.
Tối ưu chi phí nhân sự và năng suất lao động
Với quy mô hàng trăm hàng nghìn nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất; các khoản chi lương, bảo hiểm, thưởng,..thật sự rất lớn. Hơn nữa, nếu có 1 sự bất hợp lý nào đó thì có lẽ bạn cũng đã tưởng tượng được nó sẽ tốn kém và lãng phí như thế nào.
Để giảm sự lãng phí, doanh nghiệp ứng dụng phần mềm vào quy trình. Những giải pháp ERP cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu: phát hiện và cung cấp dữ liệu để điều chỉnh các chi phí chưa hợp lý. Đồng thời, tự động hóa các quy trình giấy tờ thủ công và giảm nhân sự không cần thiết.
Song song với việc tiết giảm chi phí chính là tăng năng suất làm việc. Bằng cách xây dựng chỉ số KPI cho từng bộ phận, nhà quản trị kiểm soát được tiến độ; hiệu quả thực hiện của mỗi cá nhân,bộ phận, phòng/ban; từ đó có các tác động thúc đẩy, động viên hoặc có chế tài phù hợp.
Như vậy, áp dụng các giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất là cách thiết thực để doanh nghiệp tối ưu các chi phí và tăng doanh thu hiệu quả. Tuy nhiên, áp dụng như thế nào cho phù hợp và cần cân nhắc những điều gì; doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng và cần sự hỗ trợ chuyên môn.
Bạn có thể yêu cầu tư vấn hoặc Demo phần mềm DIGINET ERP qua hotline: 0908 402 668. Đội ngũ của chúng tôi hơn 25 năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm được giải pháp tối ưu nhất.
>>> Xem thêm: Thời điểm nên triển khai phần mềm quản lý nguồn nhân lực