5 module ERP quan trọng nhất khi triển khai phần mềm
Module ERP (phân hệ ERP) là gì?
Mỗi module ERP được xem như là một mắc xích để xây dựng nên một hệ thống ERP hoàn chỉnh. Đó là một hệ thống đồ sộ với rất nhiều các mắc xích, mỗi mắc xích đảm nhận một chức năng riêng biệt và có liên hệ với nhau. Nói cách khác module ERP là một nhóm các tính năng phục vụ cho một chức năng hoặc một bộ phận của doanh nghiệp. Ví dụ: module quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cung cấp các tính năng để quản lý mối quan hệ với khách hàng mà các module khác không thể thực hiện.
Sau đây là 5 module ERP không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn triển khai phần mềm ERP:
Phân hệ Kế toán – Tài chính
Tài chính là xương sống của doanh nghiệp, một công cụ quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp tối ưu mọi bộ phận trong công ty bạn. Vì thế, các module về Tài chính – Kế toán là một trong những lựa chọn cần thiết khi triển khai ERP.
Tính năng ghi sổ kế toán sẽ giúp bạn tổng hợp và quản lý dòng tiền di chuyển trong toàn công ty. Người quản lý có thể xem toàn bộ tài chính của doanh nghiệp trên phần mềm, từ bộ phận nhân sự đến bộ phận tiếp thị. Module này thường bao gồm các tính năng như: khoản phải trả, khoản phải thu, vốn bằng tiền, bán hàng, mua hàng, tài sản cố định, ngân sách, quản lý vay, quản lý tiền gởi, quản lý dòng tiền…
Ngoài ra, các báo cáo cũng vô cùng quan trọng để quản lý tài chính cũng như đưa ra các phân tích chuyên sâu từ việc tổng hợp, phân tích dữ liệu toàn diện thông qua hệ thống ERP. Từ đó, giúp người quản lý xây dựng kế hoạch ngân sách phù hợp nhằm duy trì hoạt động cũng như phát triển doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Phân hệ Quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho có mối liên hệ mật thiết với quản lý chuỗi cung ứng (SCM), đôi khi module ERP này hoạt động như một bộ công cụ thu gọn nếu không sử dụng ứng dụng SCM.
Khi triển khai ERP cho một số ngành/ lĩnh vực, việc đánh giá “sức mạnh” của hệ thống này sẽ phụ thuộc vào số lượng các chức năng quản lý hàng tồn kho. Một số tính năng cần có trong module này gồm: quản lý hàng tồn kho (theo chủng loại, nhóm hàng; lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng; theo nhiều cấp đơn vị tính hay quản lý barcode); quản lý quy trình nghiệp vụ nhập xuất và điều chuyển kho; kiểm kê; lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; tính giá xuất kho.
>>> Xem thêm: Quản lý kho bằng sơ đồ trực quan
Phân hệ Tiếp thị tự động hóa (MA)
Module ERP này tự động hóa nhanh chóng quy trình tiếp thị với các phụ kiện khác nhau như tạo ROI, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, các chiến dịch email demo và nâng cao khả năng giữ chân khách hàng, thu hút khách hàng quen mới và duy trì những khách hàng hiện có.
Việc đối xử độc đáo với từng khách hàng sẽ cho thấy rằng bạn thực sự tôn trọng và phục vụ tất cả khách hàng, cho dù họ là một cửa hàng nhỏ hay một công ty quy mô lớn. Tương tự, việc gửi những email tiếp thị được cá nhân hóa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, với công nghệ hiện đại các module trên phần mềm ERP có thể kết nối với các kênh mạng xã hội. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình tiếp thị tự động thông qua những kênh quen thuộc với đối tượng khách hàng tiềm năng, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng và góp phần đạt được doanh thu, lợi nhuận như mong muốn.
Module Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
Phân hệ CRM thực tế rất quan trọng đối với một giải pháp ERP thành công. Các giải pháp này giúp quản lý khách hàng, khách hàng tiềm năng và quy trình bán hàng. Một số tính năng CRM cơ bản trong module này bao gồm danh sách liên hệ, lịch sử tương tác và phân tích cơ bản.
Các tính năng này là thành phần cốt lõi của CRM có thể đảm bảo doanh nghiệp đang cung cấp các chương trình khuyến mãi sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng dựa trên các yếu tố như lịch sử mua hàng của họ.
CRM cũng có thể giúp doanh nghiệp xác định khách hàng hàng đầu của mình và nhắm mục tiêu họ đến các cơ hội bán hàng chéo tiềm năng. Ngoài ra có thể khám phá các cơ hội bán hàng bổ sung mà trước đây doanh nghiệp có thể nghĩ rằng chúng không tồn tại. Bên cạnh đó, các tính năng báo cáo giúp tìm ra xu hướng và đi sâu hơn vào dữ liệu để có thể thực hiện những thay đổi cần thiết nhằm cải thiện quy trình tiếp thị và bán hàng.
Module Quản lý Nhân sự (HR)
Nhân sự có liên quan đến mọi bộ phận vì nó liên quan đến tất cả nhân viên trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý nhân sự là một trong những phân hệ được triển khai phổ biến nhất của ERP.
Module ERP này thu thập tất cả các dữ liệu có liên quan đến con người trong doanh nghiệp; chẳng hạn như thông tin: chấm công, nghỉ phép, tính lương, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân sự, bảo hiểm hay các thông tin chung như: họ tên, tuổi, giới tính, quê quán, vị trí công việc;…
Đối với mỗi doanh nghiệp, những thông tin trên là một lượng thông tin khổng lồ; các dữ liệu dễ bị sai xót, trùng lặp và nếu không chính xác sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhân viên của doanh nghiệp. Do đó, bằng cách tự động hóa việc quản lý nhân sự trên module nhân sự của phần mềm ERP, doanh nghiệp có thể giảm tối đa những sai lầm có thể mắc phải và từ đó nhận được sự hài lòng của nhân viên.
Phần mềm ERP là một hệ thống quản lý tổng thể, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự bền vững và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đây không chỉ là một công cụ quản lý đơn thuần mà hơn hết là một hệ thống quản lý tự động hoạt động dựa trên công nghệ hiện đại, đem lại những dữ liệu chính xác trong thời gian thực giúp doanh nghiệp đánh giá một cách toàn diện những gì đang xảy ra và kịp thời đưa ra quyết định.
Hệ thống ERP bao gồm rất nhiều module khác nhau; mỗi doanh nghiệp không cần triển khai tất cả các module ERP mà là lựa chọn có chọn lọc; nghĩa là doanh nghiệp có thể triển khai một hoặc một số phân hệ phù hợp với nhu cầu hoạt động của mình. 5 module trên đây sẽ là những ưu tiên khi triển khai, nhưng nếu không cần thiết doanh nghiệp có thể chọn bỏ qua và triển khai những module khác. Hãy liên hệ với DIGINET để được tư vấn những module phù hợp cũng như những giải pháp chuyên sâu được customize theo từng doanh nghiệp. Hotline của chúng tôi: 0908 402 668.
>>> Xem thêm: 5 module không thể thiếu khi triển khai phần mềm nhân sự