Vì sao kế hoạch bán hàng không thể thiếu đối với doanh nghiệp?

Vì sao kế hoạch bán hàng không thể thiếu đối với doanh nghiệp?

Kế hoạch bán hàng cho biết cách để doanh nghiệp đạt được mục tiêu bán hàng của hình, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường, tránh lãng phí và dư thừa nguồn lực. Đồng thời lập nên những tiêu chuẩn để công tác kiểm tra đạt hiệu quả; giúp tăng năng suất cũng như cải thiện chất lượng các trải nghiệm cho khách hàng.

Xây dựng kế hoạch bán hàng là nhiệm vụ không thể thiếu của doanh nghiệp…

Bởi vì các lý do sau đây:

Giúp xác định mục tiêu bán hàng

Kế hoạch bán hàng giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu bán hàng của mình, bao gồm số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cần bán ra, doanh số và lợi nhuận mong đợi. Điều này giúp cho doanh nghiệp biết được mức độ thành công của kế hoạch của mình và có thể tinh chỉnh lại nếu cần.

Lập kế hoạch và quản lý hàng tồn kho tốt hơn

Nếu một doanh nghiệp không kiểm soát hàng tồn kho tốt, doanh nghiệp sẽ gặp nguy hiểm. Nếu không tạo ra đủ sản phẩm, khách hàng sẽ khó chịu và danh tiếng của doanh nghiệp sẽ bị tổn hại. Ngược lại nếu sản xuất quá mức sẽ có rất nhiều sản phẩm dư thừa và rắc rối về dòng tiền.

Bằng cách lập và theo dõi kế hoạch bán hàng, doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn mức tồn kho của mình và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tăng năng suất của doanh nghiệp

Lập kế hoạch bán hàng là chìa khóa để tăng năng suất của doanh nghiệp. Bằng cách làm cho các quy trình hiệu quả hơn và phân bổ đúng tài nguyên cho các nhiệm vụ, doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn trong thời gian ngắn hơn. Điều này không chỉ tiết kiệm tiền mà còn tăng hiệu quả và năng suất tổng thể. Không chỉ năng suất sẽ tăng lên mà lợi nhuận của doanh nghiệp cũng vậy.

>>> Xem thêm: Cách xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả

lọi ích của kế hoạch bán hàng

Tăng chất lượng sản phẩm

Mặc dù kế hoạch bán hàng giúp tăng năng suất của đội ngũ nhân viên nhưng sẽ không tác động tiêu cực đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Thay vào đó, nó thực sự sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm của bạn thông qua những dữ liệu chính xác và tức thời.

Bên cạnh đó, nếu quản lý kế hoạch bán hàng một cách hiệu quả sẽ giảm thiểu khả năng mắc lỗi, điều này sẽ dẫn đến việc sản xuất các mặt hàng chất lượng cao hơn. Sản phẩm chất lượng tốt hơn cũng sẽ dẫn đến chi phí thấp hơn vì không phải làm lại gây lãng phí nguyên vật liệu và thời gian.

Giảm thời gian giao hàng

Bằng cách đảm bảo có sẵn số lượng sản phẩm phù hợp, khách hàng sẽ luôn nhận được đơn đặt hàng đúng hạn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ghi điểm tuyệt đối với khách hàng khi chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi người mong đợi mọi thứ xảy ra ngay bây giờ chứ không phải chờ đợi.

Như vậy, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian thực hiện và tiến gần hơn đến việc đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.

Cải thiện dịch vụ khách hàng

Giữ cho khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ là chìa khóa để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chi phí để có khách hàng mới cao hơn gấp 5 lần so với chi phí giữ chân khách hàng hiện tại, do đó việc giữ mối liên hệ thân thiết với khách hàng đang có là ưu tiên hàng đầu.

Những sản phẩm/ dịch vụ được cá nhân hóa theo thói quen, nhu cầu của từng khách hàng được xem là thỏi nam châm quyền lực để giữ chân khách hàng. Họ sẽ ngày càng yêu thích và gắn bó với thương hiệu nếu những nhu cầu của mình được đáp ứng theo cách mà họ muốn. Thông qua việc quản lý kế hoạch bán hàng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt cho khách hàng, qua đó xây dựng danh tiếng và nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, kế hoạch bán hàng giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Những chiến lược này có thể bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, hoạt động PR, tạo mối quan hệ với khách hàng và các hoạt động marketing khác.

kế hoạch bán hàng

Tăng khả năng sinh lời

Một lý do khác để doanh nghiệp không thể thiếu kế hoạch bán hàng đó chính là khả năng sinh lời. Các hoạt động và việc sử dụng nguồn lực một cách hợp lý là cơ sở để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận của mình. Nhờ vào việc thiết lập các kế hoạch hiệu quả, doanh nghiệp có thể cải thiện khả năng dự báo, giảm tắc nghẽn và cắt giảm lãng phí; đồng thời nâng cao hiệu quả, tăng sản lượng và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Tăng tính linh hoạt

Kế hoạch bán hàng giúp doanh nghiệp tạo ra tính linh hoạt trong kinh doanh. Kế hoạch này cho phép doanh nghiệp thích ứng với thị trường và các điều kiện kinh doanh thay đổi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch bán hàng

Quá trình lập kế hoạch bán hàng cho bộ phận phải gắn liền với kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp; phải thống nhất từ cấp trên xuống và phải cân nhắc kế hoạch và dự báo doanh số tương lai của các nhóm bán hàng.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp và các quản lý bộ phận cùng tham gia vào quá trình lập kế hoạch. Khi lập kế hoạch bán hàng cần tập trung vào 4 vấn đề chính sau:

  • Khách hàng
  • Nhân viên (bộ phận bán hàng)
  • Sản phẩm/ dịch vụ
  • Lợi thế cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh

Việc xây dựng kế hoạch phụ thuộc vào quy mô kinh doanh và quy trình hoạt động đặc thù của mỗi doanh nghiệp, do đó sẽ không có một bản kế hoạch hiệu quả cho tất cả các doanh nghiệp.

Đặc biệt, dưới sự tác động mạnh mẽ của công nghệ và khoa học hiện đại, việc quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý bán hàng nói riêng cần được thực hiện theo hướng số hóa. Việc chuyển đổi số này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nhân lực mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao sức cạnh tranh trong thời đại công nghệ 4.0 này.

Hiện nay, việc xây dựng kế hoạch bán hàng được thực hiện chủ yếu bằng các phần mềm chuyên nghiệp. Với những doanh nghiệp có quy trình hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự tùy chỉnh linh hoạt thì phần mềm DIGINET ERP là lựa chọn tối ưu nhất; liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0908 402 668 để được tư vấn giải pháp chuyên sâu.

>>> Xem thêm: Quản lý kế hoạch bán hàng bằng phần mềm DIGINET ERP