Trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp. Tận dụng khoa học công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh, cung cấp các giá trị mới cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh.

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp; từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh. Dễ nhận biết nhất là doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí vận hành, tăng hiệu suất lao động; tiếp cận và đáp ứng khách hàng tốt hơn và lãnh đạo ra quyết định kịp thời, chính xác hơn khi chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình ứng dụng các công nghệ hiện đại.

Nhiều quan điểm cho rằng, chuyển đổi số trong doanh nghiệp chỉ liên quan đến chuyển đổi về mặt công nghệ. Có nghĩa là khi một doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng các công nghệ vào quy trình thì đã được xem là chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, trọng tâm của chuyển đổi số không chỉ nằm ở công nghệ mà còn ở các yếu tố khác như: con người, tư duy lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp;…

Trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ chuyển đổi số là sự thay đổi quy mô lớn, đòi hỏi phải điều chỉnh cấu trúc, quy trình và văn hóa doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại; nhằm mang đến những tác động tích cực đến sự phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.

Chính vì thế, trọng tâm của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp bao gồm các cấp độ: chiến lược, mô hình kinh doanh và mô hình quản trị.

Định hướng chiến lược

Doanh nghiệp cần thiết phải xác định và tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Tất nhiên chiến lược cần đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số mô hình kinh doanh

Đây là việc chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thống sang bán hàng đa kênh. Trong đó áp dụng công nghệ số vào hoạt động chăm sóc khách hàng được chú trọng để tạo ra giá trị mới thông qua các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Tận dụng các ứng dụng chuyên giao hàng và vận chuyển hàng hóa để đáp ứng đúng nhu cầu vận chuyển mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Bên cạnh đó, kết nối với khách hàng ở nhiều khu vực địa lý khác nhau trở nên dễ dàng hơn nhờ vào internet hay các mạng xã hội: Facebook, Instagram, Zalo,…

Đây là điều mà cách thức truyền thống không thể làm được. Thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp đối với kênh tiếp thị, bán hàng và phân phối là yếu tố then chốt để doanh nghiệp nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của mình.

Chuyển đổi số năng lực quản trị

Song song với nhiệm vụ tăng trưởng doanh thu và khách hàng, doanh nghiệp cũng cần tập trung phát triển và duy trì năng lực quản trị nội bộ. Đó là cách tốt nhất để giảm chi phí cũng như tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Mô hình quản trị bao gồm con người và tổ chức; hệ thống CNTT và quản trị dữ liệu; các nghiệp vụ quản lý; quản lý rủi ro và an ninh mạng cần được tổ chức linh hoạt và phù hợp với định hướng từng giai đoạn.
Đặc biệt, đối với con người cần chú ý đến tâm lý chuyển đổi số, cần đảm bảo tinh thần sẵn sàng thay đổi và tiếp nhận cái mới trong mỗi thành viên từ nhân viên đến cấp quản lý và lãnh đạo. Đây được xem là chìa khóa để chuyển đổi số thành công.

Với nhu cầu số hóa các quy trình thanh toán, kế toán, quản lý kho, quản lý nhân sự v.v ngày càng phức tạp, doanh nghiệp có thể ứng dụng các giải pháp ERP, CRM, SCM, HRM;… để hiệu quả đạt được ở mức cao nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cần đến hệ thống kho dữ liệu và báo cáo thông minh (BI) để phân tích, đánh giá dữ liệu giúp tối ưu bộ máy hoạt động. Hoạt động triển khai các hệ thống ứng dụng này được xem là giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Vai trò của công nghệ đối với công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp

Chuyển đổi số không chỉ là việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng nếu không có công nghệ thì chuyển đổi số không thể xảy ra. Đó lý do vì sao nhiều người ví công nghệ như là “nút khởi động” để bắt đầu cho mọi hoạt động chuyển đổi số.

Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ yếu tận dụng các giải pháp công nghệ để tập trung cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh nhằm: nâng cao trải nghiệm khách hàng; duy trì ổn định chuỗi cung ứng, đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng và bền vững.

Trong giai đoạn kế tiếp, công nghệ số được áp dụng ở phạm vi rộng. Đẩy mạnh kết nối các chức năng để liên kết quản trị và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả điều hành doanh nghiệp và tăng trưởng.
Cũng trong giai đoạn này, doanh nghiệp bắt đầu áp dụng công nghệ để xây dựng hệ thống báo cáo quản trị hoàn chỉnh; liên kết các dữ liệu từ bán hàng, tồn kho, đến kế toán, nhân sự…

Ở giai đoạn chuyển đổi số cuối cùng, các hệ thống kinh doanh và quan trị được tích hợp đồng bộ với nhau, thông tin chia sẻ xuyên suốt giữa các phòng ban và theo thời gian thực. Lúc này, doanh nghiệp bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào các sáng kiến đổi mới để tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp và là động lực để bứt phá, đuổi kịp các doanh nghiệp lớn hơn trên thị trường.

Trọng tâm của việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp nằm ở việc chuyển đổi về con người, chiến lược, mô hình hoạt động và quy trình thực hiện. Trong đó, không thể không có yếu tố công nghệ, bởi đây là nguồn phát mọi sự thay đổi và đổi mới. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp nên chuẩn bị cho mình nguồn nhân lực và vật lực vững chắc, sẵn sàng cùng với việc lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và xu hướng phát triển.

———–
Giải pháp quản lý tổng thể DIGINET ERP được thiết kế dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, là thành quả đúc kết hơn 26 năm kinh nghiệm phát triển và triển khai cho doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam.

Hơn 900 doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn như: Tập đoàn Gemadept, Cadisun, Shiseido, Sadeco, Saigontourist, Tan Cang Logistic, Novaland,….
Giải pháp được xây dựng riêng dựa trên quy trình đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Đảm bảo 5 yếu tố quan trọng nhất trong việc chuyển đối số:

  • Tính phù hợp: mỗi giải pháp sẽ là lời giải cho bài toán quản lý riêng của doanh nghiệp theo từng ngành/ lĩnh vực như: sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản;…
  • Tính linh hoạt: doanh nghiệp có thể tùy chỉnh phần mềm quản lý theo từng giai đoạn phát triển, điều này không làm ảnh hưởng đến dữ liệu cũng như đảm bảo bảo mật ở mức cao nhất.
  • Tính đa dạng: tùy vào mục đích sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai phần mềm trên nhiều nền tảng khác nhau như: Win app, Web app hay Mobile app

Bạn cần tư vấn và demo chi tiết phần mềm, vui lòng liên hệ hotline: 0908 402 668.

>>> Xem thêm: Chuyển đổi số và những chiếc bẫy doanh nghiệp cần tránh