Chuyển đổi số và những chiếc bẫy doanh nghiệp cần tránh

Chuyển đổi số và những chiếc bẫy doanh nghiệp cần tránh

Chuyển đổi số không còn là câu chuyện của tương lai, nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ngày càng mạnh mẽ và tác động của dịch Covid-19 cũng thúc đẩy nhanh quá trình này.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của McKinsey thì có hơn 70% các cuộc chuyển đổi số đều không đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Sau đây là những chiếc bẫy về chuyển đổi số mà doanh nghiệp nên tránh nếu muốn thành công.

Chuyển đổi số thất bại vì dữ liệu

Dữ liệu được xem là điểm cốt lõi để quá trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi. Đây là nguồn tài nguyên quý giá và không thể xâm phạm của bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn số hóa quy trình làm việc.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không ý thức được việc họ phải xây dựng một nền tảng vững chắc trước khi ứng dụng các công cụ hỗ trợ tiên tiến.
Việc thu thập dữ liệu những không thể sử dụng chúng là một trong những chiếc bẫy khiến doanh nghiệp gặp thất bại. Nguyên nhân xuất phát từ việc doanh nghiệp không có quy trình sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả và đúng mục tiêu. Thiếu đi sự hướng dẫn có hệ thống và sử dụng không có kế hoạch dẫn đến việc dù dữ liệu được tổng hợp và lưu trữ nhưng không mang lại lợi ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

chuyển đổi số

Đánh giá thấp tầm quan trọng của các quá trình chuyển đổi văn hóa

Đây được xem là bẫy tâm lý khi chuyển đổi số. Nhiều nhân viên hoặc thậm chí là cấp quản lý chưa sẵn sàng để quá trình này diễn ra; thường họ cho rằng đây là điều mà chỉ có thành viên phòng IT hay giám đốc công nghệ cần quan tâm.

Thực tế quá trình chuyển đổi số muốn thành công cần có sự hợp lực của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Việc thiết lập luồng thông tin, chia sẻ kiến thức hay xây dựng văn hóa tiếp cận cái mới cùng với tinh thần sẵn sàng cho sự thay đổi;…sẽ là chìa khóa giúp quá trình số hóa đạt hiệu quả cao.

Thiếu đi sự đồng lòng của tập thể việc ứng dụng công nghệ vào quá trình làm việc sẽ vô cùng rời rạc và thiếu thống nhất. Như thế sẽ rất khó đạt được mục tiêu tối ưu hóa quy trình làm việc của doanh nghiệp theo hướng kỹ thuật số.

chuyển đổi số

Chiếc bẫy về ứng dụng công cụ liên quan đến chuyển đổi số

Với sức nóng chuyển đổi số như hiện tại, thị trường mang đến ngày càng nhiều giải pháp cho doanh nghiệp. Đây là một điểm tích cực khi doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn; nhưng ngược lại lại dễ rơi vào chiếc bẫy công nghệ khi sử dụng quá nhiều công cụ trong khi chưa đánh giá được mức độ phù hợp và hiệu quả.

Chìa khóa ở đây là sự phù hợp. Công cụ hiện đại là quan trọng nhưng quan trọng hơn là khi tích hợp vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp, chúng sẽ phát huy tối đa “công lực” và giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu suất hoạt động cũng như tối ưu chi phí và lợi nhuận.

Không ít doanh nghiệp phải trả giá đắt về thời gian, nguồn nhân lực và cả sự an toàn dữ liệu vì thiếu sự phân tích và đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện chuyển đổi số.

Công cuộc chuyển đổi số sẽ còn tiếp diễn và dự báo sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa. Thay đổi bản thân để phù hợp với xu hướng chung là điều doanh nghiệp bắt buộc phải làm nếu không muốn bị đối thủ bỏ xa. Do đó, doanh nghiệp càng phải cẩn trọng hơn trong việc thiết lập hệ thống làm việc mới có sử dụng các công nghệ hiện đại. Nhằm tránh bẫy và đạt được kết quả như mong muốn.
Những thông tin trên đây sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng một kế hoạch số hóa toàn diện và hiệu quả nhất. Chưa dừng lại ở đó, doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp quản lý tổng thể của DIGINET hoặc liên hệ đến hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ trực tiếp.


Giải pháp quản lý tổng thể DIGINET ERP là thành quả đúc kết hơn 26 năm kinh nghiệm phát triển và triển khai cho doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam.

Hơn 900 doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn như: Tập đoàn Gemadept, Cadisun, Shiseido, Sadeco, Saigontourist, Tan Cang Logistic, Novaland,….
Giải pháp được xây dựng riêng dựa trên quy trình đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Đảm bảo 5 yếu tố quan trọng nhất trong việc chuyển đối số:

  • Tính phù hợp: mỗi giải pháp sẽ là lời giải cho bài toán quản lý riêng của doanh nghiệp theo từng ngành/ lĩnh vực như: sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản;…
  • Tính linh hoạt: doanh nghiệp có thể tùy chỉnh phần mềm quản lý theo từng giai đoạn phát triển, điều này không làm ảnh hưởng đến dữ liệu cũng như đảm bảo bảo mật ở mức cao nhất.
  • Tính đa dạng: tùy vào mục đích sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai phần mềm trên nhiều nền tảng khác nhau như: Win app, Web app hay Mobile app