Triển khai ERP trên Cloud – Lợi ích và thách thức doanh nghiệp phải đối mặt

Triển khai ERP trên Cloud – Lợi ích và thách thức doanh nghiệp phải đối mặt

Nếu như trước đây việc triển khai ERP tại chỗ (on-premise) tiêu tốn khá nhiều nguồn lực (tài chính, con người, thời gian) của doanh nghiệp thì nay những vấn đề này được giải quyết thông qua công nghệ Cloud hiện đại.

Hiểu một cách đơn giản thì Cloud – ERP là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp chạy trên nền tảng Cloud, cho phép người dùng truy cập và khai thác dữ liệu qua Internet. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư cho hạ tầng; nhân viên và nhà quản lý chủ động và linh hoạt hơn trong công việc, có thể làm việc ở bất kỳ đâu chỉ cần được kết nối Internet.

>>> Xem thêm: Công nghệ Cloud cho doanh nghiệp lớn

Những lợi ích và thách thức khi triển khai ERP trên Cloud

Lợi ích Thách thức

Giảm chi phí đầu tư ban đầu

  • Khác với triển khai ERP tại chỗ, với Cloud các chi phí mua máy chủ, tạo cơ sở dữ liệu, nhân sự IT vận hành,…được cắt giảm; góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí triển khai một cách tối đa.

Khó kiểm soát chi phí trong tương lai

  • Với mô hình Public Cloud, chi phí sẽ được tính trên mỗi user. Trường hợp công ty bạn mở rộng quy mô nên số lượng nhân sự cũng tăng lên, kéo theo chi phí phải trả để sử dụng Cloud cũng tăng.

Tốc độ triển khai nhanh

  • Thông thường, việc triển khai tại chỗ sẽ kéo dài từ vài tháng đến 1 năm, thậm chí là lâu hơn; nhưng với Cloud thời gian triển khai phần mềm được rút ngắn rất nhiều. Điều này đảm bảo cho các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp không bị gián đoạn.

Sự phù hợp của quy trình 

  • Đối với các doanh nghiệp lớn, quy trình hoạt động phức tạp và mang tính đặc thù của từng ngành cụ thể thì thời gian triển khai không phải là yếu tố quyết định. Quan trọng hơn hết đó là phần mềm có đáp ứng tất cả các nhu cầu của họ hay không.

Truy cập không giới hạn

  • Người dùng ERP trên Cloud có thể truy cập dữ liệu ở bất kỳ đâu, trong mọi khoảng thời gian chỉ cần có Internet. Qua đó đảm bảo các nhân viên cùng làm việc trên một dữ liệu; quá trình xử lý công việc hay ra quyết định cũng nhanh chóng và kịp thời hơn. 

Vấn đề bảo mật dữ liệu

  • Với Public Cloud, dữ liệu thuộc sở hữu và quản lý của nhà cung cấp Cloud; còn cho phép chia sẻ với các đơn vị khác. Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc “không giới hạn” để đảm bảo an toàn dữ liệu, nhất là những dữ liệu nhạy cảm.

Khả năng mở rộng 

  • Không bị áp lực về việc phải thêm máy chủ cho người dùng nên giải pháp ERP trên Cloud giúp mở rộng quy mô doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con; có nhiều chi nhánh và phân bổ ở nhiều khu vực khác nhau.

Vấn đề kiểm soát chi phí

  • Vấn đề này được đặt ra với doanh nghiệp sử dụng Public Cloud; càng mở rộng thì chi phí càng tăng; thậm chí có thể cao hơn cả khi doanh nghiệp triển khai ERP tại chỗ hoặc trên Private Cloud. Mặt khác, quy trình nghiệp vụ yêu cầu khác nhau nên khó chủ động tùy chỉnh, liên kết với hệ thống khác theo ý.

Khả năng phục hồi và truy cập dữ liệu.

  • Nhờ công nghệ Cloud, dữ liệu trên hệ thống ERP được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Điều này có lợi cho việc truy cập và khai thác dữ liệu qua Internet; thế nên doanh nghiệp không phải lo mất dữ liệu vì phần cứng bị lỗi hay vì hỏa hoạn, bão lũ, động đất,…
  • Doanh nghiệp cần cẩn trọng vấn đề đánh cắp dữ liệu do cơ chế chia sẻ của Public Cloud. Nhằm hạn chế điều này, các Private Cloud được chú ý nhiều hơn; bạn hoàn toàn có thể tận dụng hết tất cả các lợi thế mà Cloud mang lại cũng như khắc phục các vấn đề thường xảy ra khi dùng Public Cloud.

triển khai erp

Hóa giải các thách thức nhờ Private Cloud

Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy triển khai ERP trên Cloud; ở đây là Public Cloud thường vướng phải các vấn đề:

  • Bảo mật dữ liệu.
  • Kiểm soát người dùng cũng như kiểm soát chi phí
  • Thiết lập quy trình nghiệp vụ theo đặc điểm riêng của doanh nghiệp.

Với Private Cloud những điều này được giải quyết một cách triệt để. Đó là nhờ vào những ưu điểm sau của công nghệ Cloud này:

  • ERP trên Private Cloud được thiết lập chỉ cho doanh nghiệp của bạn. Quyền truy cập, khai thác dữ liệu do bạn quản lý và phân phối. 
  • Các dữ liệu hoàn toàn là của bạn. Không một doanh nghiệp hay đơn vị nào có thể tiếp cận. Trong khi đó với Public Cloud thì dữ liệu thuộc sở hữu của nhà cung cấp Cloud; bạn phải chia sẻ với những doanh nghiệp/đơn vị khác. Vì vậy, tỷ lệ dữ liệu bị đánh cắp trên Private Cloud bao giờ cũng thấp hơn; thậm chí là không có so với Public Cloud.
  • Sử dụng Private Cloud bạn có quyền sở hữu. Có nghĩa là mọi người dùng, dữ liệu thông tin đều do bạn kiểm soát. Nếu Public Cloud cho phép user đăng ký không giới hạn và phải trả phí dựa trên số lượng user thì với Private Cloud vẫn không giới hạn user; đồng thời bạn chỉ cần bỏ ra một khoản đầu tư ban đầu và sau đó mở rộng lượng người dùng theo ý muốn mà không phải băn khoăn về chi phí. Đây chính là “chìa khóa” giải mã bài toán quy mô của các doanh nghiệp lớn.

  • Quy trình nghiệp vụ riêng biệt. Tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp đều hoạt động theo một quy trình riêng; để quản lý bắt buộc doanh nghiệp phải xây dựng phần mềm quản lý đặc thù. Do đó khi triển khai ERP trên Cloud, các doanh nghiệp vừa và lớn quan tâm lớn nhất đến vấn đề này. Và đương nhiên, với sự chia sẻ tài nguyên và dùng chung một quy trình thì Public Cloud không phải là lựa chọn tối ưu. Ngược lại, Private Cloud lại làm rất tốt điều này; giúp doanh nghiệp có thể sở hữu nền tảng quản lý trên Cloud hiện đại mà hơn thế là đảm bảo mọi hoạt động diễn ra thuận lợi. 

Như vậy, triển khai ERP trên Cloud có vẻ là đơn giản nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề. Lựa chọn mô hình Loud phù hợp là vô cùng quan trọng; nó ảnh hưởng đến quy trình triển khai, chi phí, bảo mật dữ liệu, quyền quản lý;… Chắc hẳn bạn còn nhiều thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ kịp thời.