Tăng doanh số bán hàng “giải phóng” hàng tồn kho sau Covid-19
Một khảo sát của Tổng cục Thống kê gần đây cho thấy có đến 57,7% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cho rằng thị trường tiêu thụ của họ bị giảm mạnh. Hàng tồn kho là bài toán cân não mà doanh nghiệp buộc phải có lời giải càng sớm càng có lợi.
Vậy doanh nghiệp nên làm gì để cải thiện sức mua và tăng doanh số bán hàng? Dưới đây là 4 giải pháp tối ưu mà các doanh nghiệp có thể thực hiện trong giai đoạn này.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP tích hợp giải pháp Mobile Marketing
Tăng doanh số bán hàng từ các khách hàng hiện tại
Giữa khách hàng hiện tại đã biết đến doanh nghiệp, đã sử dụng sản phẩm với khách hàng mới hoàn toàn thì chi phí giữa chân khách hàng cũ bao giờ cũng thấp hơn. Do đó, để tăng doanh số bán hàng trong thời điểm cần “thắt lưng buộc bụng”, mọi chi tiêu đều phải cân nhắc trước sau như hiện nay thì doanh nghiệp nên tập trung xây dựng trải nghiệm khách hàng; ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp cần xây dựng quy trình tinh giản; đội ngũ chuyên nghiệp để mọi yêu cầu được đáp ứng nhanh chóng với hiệu quả cao nhất.
Doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc khảo sát, hỏi ý kiến khách hàng thông qua kênh online; từ đó tổng kết, đánh giá và đưa ra danh sách những yếu tố cần thay đổi. Ngoài ra, nếu sử dụng phần mềm quản lý khách hàng thì người quản lý dễ dàng xác định chương trình được yêu thích, mang lại nhiều đơn hàng nhất cho doanh nghiệp; từ đó tập trung phát triển hoặc chuẩn bị các chiến dịch tiếp theo.
Thực hiện các chương trình ưu đãi
Những chương trình như: giảm giá, tặng kèm sản phẩm hoặc voucher; tích điểm đổi quà, quay số trúng thưởng, chiết khấu khi đặt hàng số lượng lớn;…luôn rất hấp dẫn người tiêu dùng. Bằng cách này có thể tăng số lượng đơn hàng hoặc tăng giá trị mua trong một đơn hàng; nhờ vậy mà doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng đồng thời giải quyết hàng tồn kho trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau để chương trình thu hút hơn:
- Chương trình diễn ra thường xuyên với nội dung trùng lặp khiến khách hàng “phản xạ có điều kiện” chỉ đợi lúc có khuyến mãi mới mua hàng. Thay vào đó, doanh nghiệp nên đa dạng nội dung chương trình; tạo nhóm đối tượng khách hàng phù hợp với từng chương trình và có khoảng nghỉ hợp lý.
- Trung thực với khách hàng, tuyệt đối tránh khuyến mãi “giá ảo”, sản phẩm kém chất lượng.
- Lan truyền chương trình trên nhiều phương tiện khác nhau từ online đến offline.
- Tính toán cẩn thận ROI (tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí)
Triển khai các chiến dịch Marketing
Quảng cáo, tiếp thị cũng là phương án được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hiện nay, các kênh như Google, Facebook, Zalo, Youtube, Tik Tok;…đem lại lượng lớn khách hàng cho doanh nghiệp do hành vi tiêu dùng ngày càng được “công nghệ hóa”; khi phát sinh nhu cầu mua hàng, người dùng chủ yếu tìm kiếm thông tin và đặt hàng online thông qua trang thương mại điện tử, website doanh nghiệp, fanpage,…
Bên cạnh các kênh quảng cáo số, những kênh marketing truyền thống qua đại lý; nhà phân phối, quảng cáo banner, poster, tờ rơi;…vẫn đóng vai trò quan trọng nhất định.
Đặt biệt, Mobile Marketing – Tiếp thị trên điện thoại di động ngày càng phổ biến. Các thống kê cho thấy có đến 99% tin nhắn gửi đến điện thoại được mở và đọc. Bằng cách quảng cáo này, tên tuổi doanh nghiệp; sản phẩm và các chương trình ưu đãi được thông tin trực tiếp đến khách hàng.
Như vậy, quảng cáo tiếp thị đa kênh là cách giúp tăng doanh số bán hàng nhanh chóng. Thế nhưng chi phí cho các chiến dịch này không hề nhỏ và phải duy trì nên doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng.
Quản lý bán hàng tốt – doanh số tăng
Nếu muốn tăng doanh số bán hàng trước tiên doanh nghiệp phải tạo những trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng. Sẽ không một ai từ chối mua hàng khi mà mọi yêu cầu được xử lý nhanh chóng; các bước thực hiện đơn giản cùng sự hỗ trợ nhiệt tình và chu đáo từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Quy trình quản lý bán hàng đảm nhận vai trò quyết định trong việc tạo nên những trải nghiệm tích cực. Nếu như quy trình truyền thống gặp nhiều khó khăn khi xử lý các yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung đơn hàng thì quy trình quản lý bán hàng mới do DIGINET phát triển linh hoạt và tiết kiệm thời gian nhiều hơn. Khách hàng dễ dàng điều chỉnh yêu cầu về số lượng; chủng loại hàng hóa, địa điểm nhận hàng, thanh toán;…sau đó nhân viên kinh doanh sẽ thực hiện chỉnh sửa theo yêu cầu cuối cùng. Nhờ vậy, thời gian xử lý được rút ngắn tối đa; không còn tình trạng sai sót đơn hàng góp phần làm hài lòng khách hàng.
>>> Xem chi tiết: Quy trình quản lý bán hàng đột phá
Ngoài những cách tăng doanh số bán hàng trên, mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều giải pháp khác miễn sao phù hợp với chiến lược và điều kiện của mình. Nhưng quan trọng nhất doanh nghiệp cần xây dựng quy trình quản lý chặt chẽ để kiểm soát tốt nhất những gì đang diễn ra trong quá trình bán hàng của mình.
Mọi thắc mắc về phần mềm quản lý doanh nghiệp vui lòng liên hệ hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ tốt nhất.
>>> Xem thêm: Doanh nghiệp sản xuất nên sử dụng phần mềm ERP nào?