Quản trị nhân sự 4.0: Trải nghiệm nhân viên là ưu tiên hàng đầu
Quản trị nhân sự trong thời đại công nghệ số tập trung nhiều hơn vào xây dựng trải nghiệm của nhân viên.
Trong một thế giới mà tiền không còn là động lực hàng đầu của nhân viên, thì trải nghiệm tại nơi làm việc sẽ là lợi thế cạnh tranh tiềm năng nhất mà doanh nghiệp có thể tạo ra (theo Jacob Morgan – tác giả của 2 cuốn sách The Employee Experience Advantage và The Future of Work.
Trong một khảo sát dành cho hơn 250 tổ chức toàn cầu cho thấy: doanh nghiệp tạo được trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên có doanh thu trung bình cao gấp 2 lần và lợi nhuận trung bình cao hơn 4 lần so với doanh nghiệp không làm được điều đó.
Xây dựng trải nghiệm nhân viên tích cực là cách làm khôn ngoan, quyết định đến sự sống còn và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
Vì sao quản trị nhân sự trong thời đại 4.0 cần tập trung vào trải nghiệm nhân viên?
Hiện nay, khi nói đến xây dựng trải nghiệm chúng ta thường nghĩ đến trải nghiệm của khách hàng mà ít bàn về trải nghiệm của nhân viên.
Trong khi trong quản trị nhân sự thì nhân viên chính là “khách hàng nội bộ” của doanh nghiệp. Chính họ là người trực tiếp tác động đến khách hàng; nếu có tác động tích cực sẽ là điểm cộng trong mắt khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong một khảo sát của Kincentric vào năm 2019, 79% doanh nghiệp đồng ý rằng trải nghiệm nhân viên có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Như đã đề cập ở trên, doanh thu trung bình cao gấp 2 lần và lợi nhuận trung bình cao hơn 4 lần so với những doanh nghiệp không chú trọng xây dựng trải nghiệm nhân viên.
Đã đến lúc, các nhà quản lý nên dành sự quan tâm đặc biệt đến việc thiết kế trải nghiệm cho nhân viên.
Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nào cũng nhận định vai trò quan trọng của việc tạo dựng trải nghiệm nhân viên. Theo thống kê, có đến 40% quản lý cấp cao và lãnh đạo doanh nghiệp chưa từng đọc hay nghiên cứu về điều này.
Một khi bước vào thời đại công nghệ 4.0; với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cấp hệ thống quản lý cũng như xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp và nhạy bén với những xu thế phát triển mới.
Thực tế lại khá phũ phàng khi thế hệ gen Y và Z là nguồn lao động chính. Và mục đích đi làm của họ không chỉ để kiếm tiền mà còn là thỏa mãn niềm đam mê, sự công nhận và hướng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Khi những điều này không được đáp ứng, họ dễ dàng rời bỏ doanh nghiệp.
Vậy làm thế nào làm để thiết kế trải nghiệm cho nhân viên hiệu quả? Kéo xuống để có câu trả lời nhé!
3 yếu tố tác động đến trải nghiệm nhân viên
Một cách đơn giản thì trải nghiệm nhân viên là tập hợp tất cả những cảm nhận của họ đối với một tổ chức/doanh nghiệp trong suốt hành trình nhân viên.
Hành trình nhân viên gồm 3 giai đoạn: trước khi gia nhập tổ chức; khi là thành viên của tổ chức; khi rời tổ chức và tiếp tục mối quan hệ sau đó.
Trong suốt hành trình này, có 3 yếu tố chính sẽ tác động đến trải nghiệm nhân viên. Quyết định mức độ hài lòng và sự gắn bó lâu dài của nhân viên mà nhà quản trị nhân sự nhất định không nên bỏ qua. Bao gồm:
Văn hóa doanh nghiệp: cần để nhân viên thấm nhuần và cảm thấy tự hào về những văn hóa tại nơi làm việc; để họ cảm nhận họ là một phần của tổ chức; có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ chức. Nhân viên được quản lý bởi những người kinh nghiệm; được trao cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân; đương nhiên sau đó là sự phản hồi, đánh giá và công nhận kết quả.
Yếu tố công nghệ: đây là điều không thể thiếu trong thời đại 4.0. Ứng dụng những công cụ, phần mềm quản lý và làm việc hiện đại giúp nhân viên thực hiện công việc nhanh hơn, tiết kiệm hơn. Đồng thời, giảm sai sót trong quá trình thực hiện khiến họ hài lòng và tin tưởng hơn. Bên cạnh đó, những nhu cầu khác như: xin đi trễ/về sớm; đổi ca làm việc, xin nghỉ phép;…nhanh chóng được xử lý.
Môi trường vật lý: đó là tất cả những gì có thể nhìn, nghe, ngửi, chạm được tại nơi làm việc. Có thể kể đến như: bàn ghế, máy lạnh, đèn chiếu sáng; trang trí văn phòng; khu vực ăn uống sinh hoạt chung;… tất cả sẽ tạo nên không gian làm việc thoải mái, thúc đẩy sự sáng tạo cho nhân viên.
Xây dựng trải nghiệm nhân viên từ tốt đến tuyệt vời
Trải nghiệm nhân viên tích cực khó có thể tạo ra trong 1 ngày, 1 tháng hay 1 năm;…mà cần một quá trình thực hiện bài bản dựa trên chiến lược quản trị nhân sự lâu dài của doanh nghiệp. Những nhu cầu cơ bản bắt buộc phải được đáp ứng ở mức tốt nhất. Song song với đó, các chính sách phát triển nhân sự là cần thiết để nhân viên đạt được những kỳ vọng cao hơn.
Để thực hiện hiệu quả, người quản trị nhân sự có thể dựa trên 3 cấp độ sau đây:
Cấp độ 1: Được trả công xứng đáng
Trước khi bắt đầu công việc, nhân viên chắc chắn đã đồng ý với mức lương của mình. Tuy nhiên điều khiến họ cảm thấy khó chịu về mặt lương bổng nằm ở 1 số vấn đề sau:
- Chậm trả lương.
- Số liệu sai sót, nhầm lẫn
- Quá trình khiếu nại, xử lý nhập nhằng, mất thời gian
- Máy chấm công bị lỗi
- …
Bằng cách tự động hóa quy trình; giảm bớt các thao tác thủ công để các dữ liệu công, phép, lương chính xác, minh bạch sẽ làm họ cảm thấy tin tưởng và hài lòng hơn.
Ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
|
|
|
Cấp độ 2: Được học hỏi và hoàn thiện bản thân
Với sự cầu thị nhân viên của bạn sẽ cần những buổi huấn luyện, đào tạo. Hãy mở những khóa đào tạo với chương trình sinh động; có thể kết hợp với hoạt động dã ngoại để nhân viên của bạn cập nhật những điều mới mẻ, bổ ích liên quan đến lĩnh vực họ đang phụ trách.
Chức năng đào tạo trên phần mềm nhân sự sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch cũng như nội dung phù hợp, chính xác nhất với nhu cầu của nhân viên.
Bạn có biết: có hơn 70% nhân viên mong muốn nhận được phản hồi của người quản lý; vì qua đó kết quả làm việc của họ được ghi nhận; đồng thời phát hiện thiếu sót để khắc phục. Đó là lý do tại sao chức năng “đánh giá nhân sự” đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị nhân sự.
Thực tế, đa phần nhân viên cảm thấy những phản hồi là chung chung, không khách quan; do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ dữ liệu. Dữ liệu thu thập theo cách thủ công khó có thể sát sao và toàn diện; dẫn đến kết quả đánh giá mang tính cục bộ, chủ quan.
Thay vào đó, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm nhân sự. Quá trình giao việc; thực hiện công việc; tiến độ và kết quả hoàn thành đều được ghi nhận chính xác cho từng người; đây sẽ là cơ sở vững chắc nhất cho việc đánh giá khách quan.
Cấp độ 3: Được công nhận thành quả
Nếu muốn giữ chân những người tài năng và phù hợp với doanh nghiệp thì hơn hết phải công nhận thành quả của họ; một nhà quản trị nhân sự thông thái sẽ hiểu vai trò quan trọng của điều này.
Sự công nhận đem lại đầu tiên là niềm vui và tiếp đến là động lực để nhân viên của bạn cố gắng hơn, hết mình hơn.
Công nhận thành quả công việc không chỉ là tuyên dương khi nhân viên đạt thành quả tốt mà còn là sự ghi nhận và biết ơn những gì họ đã cống hiến cho doanh nghiệp. Không có công việc nào “đóng vai phụ” mà tất cả đều quan trọng để đạt được mục tiêu chung.
Để đưa ra “món quà” phù hợp cho mỗi cá nhân, người quản trị nhân sự cũng như ban lãnh đạo cần dựa trên kết quả làm việc được thể hiện bằng dữ liệu chính xác, minh bạch trên các hệ thống quản lý hiện đại.
Con người luôn luôn là nguồn lực quan trọng mà doanh nghiệp cần phát triển từng ngày; nhất là trong thời đại công nghệ số 4.0 những cá nhân giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ là năng lượng thúc đẩy sức mạnh cạnh tranh của bạn. Xây dựng bộ máy quản lý tự động, tập trung trên phần mềm là bước đầu để bạn đạt được điều này. Hãy liên hệ với DIGINET qua Hotline: 0908 402 668 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
>>> Xem thêm: Hệ thống ERP là gì? Sự khác biệt giữa các ERP trên thị trường