Phong cách quản lý nhân viên của người lãnh đạo có TÂM và có TẦM

Phong cách quản lý nhân viên của người lãnh đạo có TÂM và có TẦM

Quản lý nhân viên hiệu quả là khi nhà lãnh đạo làm tròn vai trò khích lệ nhân viên để đạt được các mục tiêu chung theo cách sáng tạo, tiết kiệm nguồn lực và đem lại kết quả cao nhất.

Theo Marcus Buckingham – cha đẻ của công cụ đánh giá cá nhân “trắc nghiệm tìm kiếm điểm mạnh của mình” thì “cái chúng ta rời bỏ là sếp của mình chứ không phải công ty”. Trên thực tế, nhiều người quyết định rời công ty bởi vì tâm lý “muốn giải thoát” bản thân khỏi những người sếp “kinh khủng”.

Một người lãnh đạo chỉ chăm chăm vào ý kiến cá nhân, xem nhân viên như một công cụ để thực hiện những mong muốn của mình; không lắng nghe mà dễ dàng bác bỏ mọi sự góp ý; ái ngại những nhân viên giỏi bởi tâm lý muốn kiểm soát vô hạn;… đây có lẽ là hình ảnh của một người sếp mà không một ai muốn gắn bó.

Ngược lại, người sở hữu 1 trong 4 phong cách quản lý nhân viên dưới đây có cơ hội trở thành người lãnh đạo có tâm và có tầm trong mắt các nhân viên.

Quản lý nhân viên theo phong cách dân chủ

Người lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định dựa trên việc tập hợp các quan điểm và phản hồi của nhân viên.

Mục đích nhằm:

  • Có được sự đồng thuận giữa các bên liên quan.
  • Minh bạch, khách quan và khuyến khích sự tham gia của nhân viên.
  • Là một cách để ghi nhận sự cống hiến của nhân viên.
  • Liên kết tổ chức, đảm bảo các bộ phận nhận thông tin chính sách các chính sách phát triển của công ty.
  • Giúp người lãnh đạo gần gũi hơn với những cộng sự của mình. Có ý nghĩa trong việc lựa chọn và đào tạo nhân sự kế nhiệm.

Để quản lý nhân viên theo cách dân chủ thì lãnh đạo cần các yếu tố:

  • Tính khách quan, công ty phân minh
  • Giao tiếp khéo léo, đúng người đúng lúc
  • Kỹ năng phân tích và tổng hợp nhiều ý kiến
  • Kỹ năng ra quyết định.

>>> Xem thêm: 3 lưu ý khi xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho năm 2021

quản lý nhân viên

Phong cách lãnh đạo trao quyền

Đúng như tên gọi, theo phong cách này người lãnh đạo không trực tiếp can dự vào công việc mà khuyến khích nhân viên chủ động tìm kiếm và quyết định cách thức xử lý công việc. Từ đó tạo cho nhân viên môi trường tự làm chủ; họ được quyền sáng tạo và đổi mới cũng như chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.

Mặc dù khi trao quyền cho nhân viên sẽ kích thích họ nỗ lực cống hiến cho công ty, nhưng người lãnh đạo cũng cần sẵn sàng chuyển sang chế độ giải quyết xung đột bất kỳ khi nào họ mất tập trung, lơ là công việc.

Quản lý nhân viên bằng cách trao quyền mang đến năng lượng bứt phá cho công ty, tuy nhiên cũng rất dễ xảy ra vấn đề; vì vậy người lãnh đạo cần có:

  • Kỹ năng xử lý xung đột và can thiệp ngay khi cần
  • Khả năng quan sát, đánh giá nhân viên để lựa chọn đúng người, đúng thời điểm. Sau đó thì đặt niềm tin vào các thành viên trong tổ chức.
  • Trao quyền nhưng không quên cơ chế chịu trách nhiệm cho từng vị trí.
  • Kiểm tra tiến độ một cách khéo léo, không can dự quá nhiều, quá sâu.

quản lý nhân viên

Phong cách quản lý nhân sự có tầm nhìn

Người lãnh đạo đáng tin cậy là người có tầm nhìn đối với đường hướng phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty. Nói cách khác, họ sẽ cung cấp lộ trình cho toàn bộ tổ chức khi thực hiện một chính sách hay chiến lược nào đó. Điều này không có nghĩa họ là người độc đoán trong việc quyết định; những gì họ làm sẽ đảm bảo cho công ty đạt được những thành quả tốt nhất.

Một trong những lợi ích của kiểu quản lý nhân viên này đó là củng cố niềm tin ở nhân viên đối với người lãnh đạo. Hỗ trợ mỗi cá nhân chủ động với các nhiệm vụ hằng ngày của họ nhờ vào những kế hoạch chi tiết và rõ ràng.

Thông thường người lãnh đạo có tầm sẽ có nhiều hơn 1 cách giải quyết cho một vấn đề; khi điều này không phù hợp họ nhanh chóng đưa ra phương án khác hợp lý hơn.

Người lãnh đạo có tầm rất cần sự cởi mở để lắng nghe ý kiến từ nhân viên; từ đó đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết. Ngoài ra không thể thiếu các đặc điểm sau:

  • Nhạy bén trước sự thay đổi của thị trường
  • Linh hoạt khi gặp các trở ngại, thử thách
  • Khả năng truyền cảm hứng và khích lệ nhóm
  • Khả năng tư duy chiến lược dài hạn. 
quản lý nhân viên

phong-cach-quan-ly-nhan-vien-cua-nguoi-lanh-dao-co-tam-va-co-tam

Phong cách quản lý cố vấn

Người lãnh đạo đảm nhận vai trò cố vấn và đặt trọng tâm vào sự phát triển của nhân viên. Đồng nghĩa với việc họ sẽ thường xuyên chia sẻ; hướng dẫn và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển hơn nữa.

Điều tuyệt vời nhất mà phong cách quản lý nhân viên này mang lại đó là sự khẳng định rằng các nhà lãnh đạo quan tâm đến thành công và phúc lợi của nhân viên. Như vậy nhân viên như được truyền cảm hứng để thực hiện công việc của mình theo cách hiệu quả và tích cực hơn.

Để làm chủ phong cách quản lý này, người lãnh đạo cần:

  • Tư duy mong muốn giúp nhân viên phát triển
  • Khả năng lắng nghe và phản hồi các thông tin
  • Kỹ năng xây dựng niềm tin và những mối quan hệ có ý nghĩa
  • Biết đồng cảm và kết nối tập thể.

Hãy nhớ rằng trong suốt quá trình làm quản lý, bạn không phải chỉ gắn bó với một phong cách duy nhất. Thay vào đó hãy linh hoạt áp dụng mỗi kiểu cho từng tình huống nhất định. Và đương nhiên, dù là áp dụng như thế nào thì bạn cũng nên tập trung vào nhân viên, vì họ làm tốt thì khách hàng sẽ hài lòng; khi khách hàng hài lòng sẽ không lo công ty không tăng doanh thu. Hy vọng những thông tin về phong cách quản lý nhân viên trên đây phần nào sẽ giúp bạn hoàn thành tốt việc điều hành và quản lý của mình.

Ngoài ra, nếu bạn cần thêm các công cụ số để quản lý nhân sự, hãy liên hệ DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý khách hàng và điều nên làm từ năm 2021