HRBP – Át chủ bài trong quản trị nhân sự tại doanh nghiệp

HRBP – Át chủ bài trong quản trị nhân sự tại doanh nghiệp

Trước đây, công tác quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà không được triển khai một cách bài bản. Mặc dù hiện nay nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách tổ chức, năng lực quản trị nhân sự nhưng vẫn còn cách khá xa so với thế giới.

Cho đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội đã thúc đẩy bộ phận nhân sự có những bước tiến vượt bậc. Không còn là bộ phận chuyên giải quyết những vấn đề giấy tờ, hành chính hay tuyển dụng mà quan trọng hơn là trở thành đối tác của các bộ phận khác nhằm thực hiện các chiến lược kinh doanh tổng thể. Đây cũng chính là ý nghĩa cốt lõi của mô hình HRBP – một mô hình quản trị nhân sự được đa số các công ty, tập đoàn lớn áp dụng.

HRBP là gì?

Trên thế giới hiện có 4 mức độ quản trị nhân sự.

  • Mức độ 1: quản trị theo kiểu hành chính: kiểm tra, kiểm soát người lao động, lưu trữ hồ sơ nhân sự.
  • Mức độ 2: quản trị nhân sự ở mức độ cơ bản: tuyển dụng, quan hệ lao động, xử lý kỷ luật,… nhưng nhìn chung vẫn theo kiểu quy trình trình, quy định và giám sát.
  • Mức độ 3: quản trị nguồn nhân lực: bắt đầu có tính chiến lược; các nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp đi từ chiến lược, mô hình hoạt đông của doanh nghiệp.
  • Mức độ 4: HRBP ((Human Resource Business Partner): việc quản trị nhân sự bắt đầu tích hợp với hoạt động kinh doanh.

Theo đó, HRBP có nghĩa là “nhân sự – đối tác kinh doanh”. Hiểu đơn giản thì HRBP chỉ bộ phận nhân sự là đối tác của các bộ phận khác trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh tổng thể.

hrbp

Ngày nay, HRBP được xem là “át chủ bài” trong hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Bộ phận này ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và không thể thiếu của mình.

Cụ thể, HRBP đảm nhận các nhiệm vụ chính sau:

  • Là Strategic Partner- Đối tác chiến lược: nhiệm vụ là tư vấn và điều chỉnh chiến lược nhân sự phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp.
  • Operations Manager – Quản lý hoạt động: tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp, quy định làm việc, chính sách của nhân viên, giám sát nhân viên trong quá trình làm việc và đưa ra đánh giá.
  • HRBP đóng vai trò là Emergency Responder – Phản ứng khẩn cấp: đảm nhận nhiệm vụ nhận, xử lý và phản hồi các thông tin khiếu nại của nhân viên. Đồng thời dự trù các tình huống có thể xảy ra và dự trù phương án đề phòng, giải quyết kịp thời và hiệu quả nhất.
  • Là Employee Mediator – Người hòa giải: giải quyết mâu thuẫn; xây dựng phương án ứng phó trước những biến động trong cấu trúc nhân sự và giải quyết các vấn đề khác trong nội bộ.

So sánh sự khác biệt giữa HR và HRBP

HR HRBP
Nhiệm vụ chính Các tác vụ hành chính nhân sự Xây dựng và phát triển chiến lược nhân sự
Công việc cụ thể
  • C&B (những vấn đề liên quan đến lương, thưởng)
  • Phúc lợi
  • Xây dựng chính sách nhân sự
  • Đào tạo theo quy chế của doanh nghiệp
  • Chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh
  • Tổ chức xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân sự nòng cốt
  • Tư vấn định hướng và sắp xếp nhân sự phù hợp với thực tiễn kinh doanh với chi phí và hiệu quả tối ưu.

hrbp

Doanh nghiệp cần làm gì để tổ chức quản trị nhân sự theo mô hình HRBP?

Điều đầu tiên cần làm đó là thay đổi tư duy của từng nhóm đối tượng liên quan đến hệ thống quản trị nhân sự. Riêng với bộ phận nhân sự cần thay đổi tư duy dựa trên 5 góc nhìn.

Một là người phụ trách nhân sự cần chủ động.

Thay vì bị động nhận yêu cầu thì nên chủ động nghiên cứu nhu cầu của các bộ phận khác như: kinh doanh, sản xuất,…để đưa ra ý kiến tư vấn về quản trị nhân sự.

Hai là người làm công tác nhân sự chuyển sang vai trò làm chiến lược

Nắm bắt chiến lược kinh doanh, bối cảnh vĩ mô tác động đến kinh doanh để đưa ra giải pháp tư vấn cho lãnh đạo và các phòng ban khác. Chẳng hạn như trong giai đoạn Covid-19 gây nên nhiều khó khăn thì người làm nhân sự cần tham mưu cho lãnh đạo các phương án tối ưu để đối phó với tình huống thay đổi.

Ba là chuyển đổi hoạt động nhân sự sang hướng có hệ thống

Tích hợp các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân sự, các quy trình quản lý;… vào một hệ thống nhất quán và bám sát chiến lược và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Bốn là tổ chức hoạt động nhân sự từ hành chính sang dịch vụ

Nghĩa là xem các bộ phận khác hay các nhân viên như một khách hàng để xác định nhu cầu và cung cấp giải pháp phù hợp, mang lại trải nghiệm tích cực nhất.

Năm là bộ phận nhân sự là một đối tác

Các phòng ban, bộ phận kết nối với nhau dựa trên mối quan hệ là đối tác, nhằm tìm kiếm sự hợp tác đôi bên cùng có lợi.

HRBP đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh biến động do tác động của Covid-19 thì bộ phận nhân sự càng phải chủ động trong việc tổ chức, thực hiện và kiểm soát các hoạt động nhân sự; nhằm thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Ngược lại doanh nghiệp cũng cần sẵn sàng công cụ để hỗ trợ cho bộ phận nhân sự thực hiện nhiệm vụ chiến lược của mình.

Trong đó, triển khai phần mềm quản trị nhân sự là điểm khởi đầu của mọi sự thuận lợi.

Phần mềm DIGINET HR cung cấp các tính năng quản trị bài bản dựa trên công nghệ hiện đại giúp quản lý dữ liệu tập trung trên một hệ thống với tính chính xác tuyệt đối.

Các báo cáo quản trị cho phép người làm nhân sự nắm bắt tình hình nhân sự một cách tổng quan từ các bộ phận khác. Làm cơ sở để đưa ra các quyết định mang tính chiến lược.

Công tác xây dựng mối quan hệ với nhân viên trở nên dễ dàng với cổng thông tin nhân sự. Các ý kiến khiếu nại được tiếp nhận và xử lý nhanh chóng, khách quan giúp củng cố niềm tin với nhân viên.

Ngoài ra các nhiệm vụ nhân sự khác cũng được thực hiện dễ dàng và hiệu quả trên hệ thống. Đặc biệt, quy trình quản trị nhân sự đặc thù của từng doanh nghiệp cũng được DIGINET giải quyết triệt để.

Liên hệ Hotline: 0908 402 668 để được tư vấn chi tiết hơn cũng như sắp xếp thời gian demo phần mềm theo yêu cầu của doanh nghiệp.