Hệ thống quản lý ERP uy tín, đáng đầu tư có các đặc điểm này!
Để đánh giá tính đáng tin cậy của hệ thống quản lý ERP cần căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó tính ổn định, bảo mật, khả năng tích hợp, tùy chỉnh, chi phí hợp lý, v.v. là một số tiêu chí quan trọng cần lưu ý.
Hiện nay, chuyển đổi số không chỉ đơn giản là một xu hướng mà hơn hết đó là bước tiến tất yếu của xã hội, của doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Chính vì thế chuyển đổi số diễn ra vô cùng mạnh mẽ và một trong những hành động rõ nét nhất chính là các doanh nghiệp tích cực triển khai các dự án phần mềm quản lý chuyên nghiệp.
Tuy nhiên ở thời điểm nền kinh tế biến động như hiện nay, phần lớn doanh nghiệp không muốn dành thời gian để thử nghiệm, thay vào đó là họ cần một hệ thống uy tín, đáng tin cậy. Đây cũng là chia sẻ của đa số khách hàng với DIGINET và theo chúng tôi để đánh giá một hệ thống quản lý là đáng tin cậy bạn cần xem xét các yếu tố chính sau đây.
Các tiêu chí để đánh giá tính tin cậy của hệ thống quản lý ERP
Tính ổn định
Hệ thống quản lý ERP phải hoạt động hiệu quả, không thường gặp sự cố là điều kiện đầu tiên và cơ bản nhất để đánh giá sự uy tín của nhà cung cấp. Ngoài ra, hệ thống còn phải sở hữu khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn mà không bị gián đoạn. Nếu trong trường hợp hệ thống gặp sự cố thì cần đảm bảo không mất dữ liệu và có thể khôi phục trong thời gian ngắn nhất.
Tính bảo mật của hệ thống quản lý ERP
Vì thế giới mở, mọi thứ có thể chia sẻ với nhau một cách dễ dàng nên việc bảo vệ thông tin, dữ liệu trở nên quan trọng và cần được đặt lên hàng đầu. Do đó những nhà cung cấp ERP rất chú trọng đến tính bảo mật của hệ thống và xem đây là một trong những thế mạnh để cạnh tranh. Thông thường những hệ thống được bảo mật tốt được kiểm soát chặt chẽ về quyền truy cập và quy định phân quyền đến từng cá nhân.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem xét thêm những biện pháp bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa bên ngoài như hacker để đánh giá mức độ đáng tin cậy của hệ thống ERP.
Khả năng tích hợp – tùy chỉnh – mở rộng
Hệ thống ERP gồm nhiều chức năng giúp doanh nghiệp quản lý mọi hoạt động từ sản xuất, cung ứng, bán hàng, nhân sự, tài chính, kế toán, v.v. Tuy nhiên khi triển khai hiếm có doanh nghiệp nào cùng lúc triển khai toàn bộ mà sẽ chia thành từng gian đoạn với chức năng phù hợp. Do đó, nếu bạn muốn triển khai một hệ thống ERP mà đã có phần mềm quản lý nhân sự riêng thì hệ thống ERP cần có khả năng tích hợp tốt với phần mềm nhân sự doanh nghiệp đang sử dụng.
Mặt khác, mỗi doanh nghiệp có quy trình làm việc riêng của mình nên hệ thống quản lý ERP được chọn cần có tính năng tùy chỉnh, mở rộng linh hoạt, điều này nhằm đáp ứng quy trình đặc thù và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Chính sách và dịch vụ khách hàng
Một điều có thể chắc chắn được là nhà cung cấp ERP uy tín sẽ luôn có mặt khi doanh nghiệp cần. Vì thế bạn nên tìm hiểu cẩn thận các chính sách và dịch vụ khách hàng trước khi hợp tác. Thông thường những nhà cung cấp ERP sẽ chuẩn bị tài liệu hướng dẫn và đào tạo cách sử dụng phần mềm cho doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng sẽ đưa ra các dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả khi có vấn đề xảy ra.
>>> Xem thêm: Bộ tài liệu phần mềm quản lý doanh nghiệp của DIGINET
Khả năng cập nhật và bảo trì hệ thống quản lý ERP
Một yếu tố khác để bạn đánh giá độ tin cậy của một phần mềm ERP là việc cập nhật phần mềm. ERP nên được thường xuyên cập nhật phiên bản mới để cải thiện các chức năng cũng như khả năng bảo mật. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý các dịch vụ bảo trì để chắc chắn rằng hệ thống hoạt động ổn định và liên tục.
Như vậy một hệ thống quản lý ERP đáng tin cậy sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một quy trình quản lý nguồn lực hiệu quả, hơn nữa đây cũng là yếu tố nền tảng để doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng bền vững.
Bên cạnh đó, việc triển khai ERP có thể gặp phải tình huống khó khăn dẫn đến kết quả không như mong đợi, vì vậy doanh nghiệp nên chú ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn phần mềm ERP phù hợp với quy trình hoạt động và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp mình.
- Hỗ trợ từ ban lãnh đạo cao cấp nhằm thực hiện kịp thời các thay đổi có thể phát sinh trong quá trình triển khai.
- Đủ nguồn lực và có đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm triển khai phần mềm.
- Đảm bảo nhân viên được đào tạo đầy đủ và sẵn sàng với việc chuyển giao công nghệ.
- Chuẩn bị kế hoạch chi tiết và quản lý rủi ro.
- Đảm bảo phần mềm ERP được triển khai tích hợp với các phần mềm hiện có của doanh nghiệp.
- Quản lý và kiểm soát chi phí, việc chi phí vượt dự tính cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Triển khai ERP và 5 thách thức doanh nghiệp phải đối mặt
Trong quá trình tìm hiểu về ERP và quá trình triển khai gặp khó khăn, hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 688 để được hỗ trợ. Với kinh nghiệm gần 30 năm phát triển và triển khai phần mềm ERP cho doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, DIGINET sẽ giúp bạn lựa chọn được hệ thống quản lý phù hợp và hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Các dự án DIGINET ERP đã triển khai trong năm 2024