Chuyển đổi số khó thành công vì doanh nghiệp thiếu điều này

Chuyển đổi số khó thành công vì doanh nghiệp thiếu điều này

Hầu hết các doanh nghiệp đều đã sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số, nhưng để thực sự thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố.

Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điểm mạnh để tiến hành số hóa; chẳng hạn như nhận thức của nhà lãnh đạo về chuyển đổi số khá rõ ràng, đa phần các nghiệp vụ tài chính, kế toán tại các doanh nghiệp đã có sự hỗ trợ của các loại phần mềm từ đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức linh hoạt có khả năng phản hồi nhanh với các thay đổi hay khả năng kết nối thông tin nhanh chóng với khách hàng và đối tác cũng là những yếu tố có tác động tích cực đến doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số.

Tuy nhiên, song song với những điểm mạnh trên thì doanh nghiệp Việt vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề làm giảm hiệu quả chuyển đổi số. Nói cách khác thì bản thân các doanh nghiệp bị “thiếu” những điều sau đây khiến cho việc số hóa có thể gặp khó khăn.

>>> Xem thêm: 5 xu hướng số hóa doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2022 

Quy trình chưa chuẩn hóa khiến quá trình chuyển đổi số khó thành công

Chuẩn hóa quy trình là việc mô tả quy trình hoạt động ở mức tinh gọn nhất, nhằm loại bỏ những điểm bất hợp lý cũng như sự lãng phí trong quá trình hoạt động. Từ đó rút ngắn thời gian thực hiện và tăng năng suất cho doanh nghiệp.

Nếu quy trình chưa được chuẩn hóa sẽ gây ra những trở ngại như:

  • Nhân viên mơ hồ trong việc xác định cụ thể những công việc cần làm cũng như thứ tự thực hiện.
  • Người quản lý khó kiểm soát tiến độ công việc
  • Lãng phí nguồn lực, chi phí tăng trong khi năng suất dậm chân tại chỗ thậm chí là giảm xuống.
  • Chất lượng sản phẩm không đồng đều làm giảm trải nghiệm cho khách hàng.

Do đó, doanh nghiệp không nên vội vã thực hiện chuyển đổi số khi quy trình chưa được chuẩn hóa. Bởi điều này chỉ khiến bạn tốn thời gian và tiền bạc một cách vô ích.

Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp nên thực hiện chuẩn hóa quy trình trước khi tiến hành số hóa. Nếu bạn muốn nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số thì có thể tìm đến các đơn vị cung cấp giải pháp chuyên nghiệp; họ sẽ có lời khuyên hữu ích cho bạn trong việc vừa tối ưu quy trình vừa triển khai các giải pháp số hóa.

chuyển đổi số

Thiếu nhân sự có năng lực về công nghệ thông tin (CNTT)

Nhiều doanh nghiệp gặp thất bại khi chuyển đổi số vì chỉ tập trung vào công nghệ mà bỏ qua nhiều yếu tố khác. Và nhân sự có năng lực về CNTT là một trong những điều bị bỏ qua.

Thực sự công nghệ là thành phần thiết yếu của chuyển đổi số những công nghệ chỉ là công cụ; để thành công cần có người vận hành. Bởi vì số hóa doanh nghiệp không chỉ là một thay đổi nhỏ lẻ mà là sự chuyển đổi cấu trúc toàn diện. Nhiệm vụ này cần người lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới, có sự quyết đoán, truyền cảm hứng và làm gương cho nhân viên; mặt khác ở phía nhân viên rất cần sự chủ động học hỏi, tìm hiểu các công nghệ mới và tự giác, năng động trong việc ứng dụng công nghệ vào công việc hàng ngày của mình.

Vì hầu hết nhân sự ở doanh nghiệp đều có công việc chuyên môn nên việc yêu cầu họ đảm nhận thêm công việc của dự án chuyển đổi số là không khả thi, khả năng cao dự án sẽ thất bại. Do đó để xây dựng đội ngũ “nhân sự số” cốt lõi doanh nghiệp có thể nghĩ đến việc tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực này. Đồng thời thực hiện đào tạo nhân sự nội bộ có năng lựa và lòng quyết tâm đối với chuyển đổi số.

chuyển đổi số

Khả năng tích hợp công nghệ mới còn hạn chế

Nếu như trước đây doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm/ ứng dụng quản lý một cách riêng lẻ thì hiện nay chúng cần được liên kết và tích hợp lại với nhau. Để làm gì? Vì sao lại phải tích hợp với nhau?. Lý do là bởi vì sự tích hợp tạo nên một hệ thống chung giúp người quản lý nhận biết một cách tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp; nhờ đó các quyết định được ban hành kịp thời và chính xác dựa trên dữ liệu khách quan theo thời gian thực.

Vậy nên việc chuyển đổi số sẽ khó có thể thành công khi mà khả năng tích hợp công nghệ mới còn hạn chế. Nói cách khác là doanh nghiệp thiếu đi một hệ thống quản lý có thể tích hợp dễ dàng và linh hoạt. Một hệ thống như thế sẽ giúp ích rất nhiều cho người quản lý trong việc kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động và đặc biệt có tác dụng trong việc tiết kiệm chi phí (vì không phải duy trì cùng lúc nhiều hệ thống riêng lẻ trong khi không chắc chắn chúng có ích với doanh nghiệp) và tối ưu các nguồn lực.

Chuyển đổi số đã trở nên rất quen thuộc trong thời đại 4.0, mọi doanh nghiệp dù hoạt động với quy mô lớn hay nhỏ đều có thể thực hiện các kế hoạch số hóa phù hợp. Điều quan trọng quyết định đến sự thành bại không tập trung vào một yếu tố nào đó mà nó phụ thuộc vào chính bản thân doanh nghiệp đó. Vì vậy, trước khi triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp cần đánh toán toàn diện “sức khỏe” của mình, từ đó xác định ưu nhược điểm cũng như các yếu tố còn thiếu nhằm điều chỉnh và bổ sung kịp thời.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đưa ra những sáng kiến phù hợp cho mình. Hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ chi tiết các giải pháp số hóa hiệu quả trong thời đại công nghệ số này.

>>> xem thêm: Nghiệm thu dự án phần mềm nhân sự DIGINET HR cho Công ty MPE