Xu hướng ERP cho ngành sản xuất đáng chú ý trong năm 2023
Hệ thống quản lý ERP dần trở thành một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, dù quy mô lớn hay quy mô vừa và nhỏ. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp triển khai ERP để tối ưu quy trình hoạt động cũng như nâng tầm năng lực quản lý. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp, phần mềm ERP đã và đang được nâng cấp để trở nên ưu việt hơn, đồng thời hình thành nhiều xu hướng đột phá.
Đối với ngành sản xuất, mặc dù sẽ có nhiều xu hướng ERP mới tích hợp công nghệ hiện đại, nhưng 5 xu hướng dưới đây được tập trung hơn cả trong năm 2023.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) và ERP
Vào cuối năm 2022, việc phát hành ChatGPT, một công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên được điều khiển bởi công nghệ AI, đã cho thấy cách AI có thể được sử dụng rộng rãi hơn để hiểu các vấn đề.
Từ thời điểm này trở đi, xu hướng ERP được nhúng trí tuệ nhân tạo sẽ được đề cập liên tục và sâu rộng hơn. Việc đưa trí tuệ nhân tạo vào các giải pháp ERP có thể giúp người quản lý đưa ra các quyết định chính xác và nhanh hơn nhằm tối ưu hóa các quy trình cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm và quá trình giao hàng.
Tác động chính của điều này sẽ là các kỹ năng mà các công ty yêu cầu trong tương lai. Các công ty sẽ không chỉ cần tuyển dụng các kỹ năng mà còn phải đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên của họ để xử lý tổ chức trong tương lai.
>>> Xem thêm: ChatGPT – Chỉ là một chatbot mới hay thực sự là mối đe dọa!
Khả năng tích hợp trở nên quan trọng hơn
Chuyển sang đám mây, truy cập dữ liệu từ các thiết bị thông minh, liên kết với máy móc và với công nghệ AI cũng như chia sẻ thông tin với các đối tác,… thì khả năng tích hợp của hệ thống ERP sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng từ năm 2023 này.
Một hệ thống ERP cung cấp khả năng tích hợp liền mạch và dễ dàng với bất kỳ giao thức kết nối nào có thể giúp việc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp sản xuất diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả như mong đợi.
Xu hướng ERP “lên mây”
Trước đây, ERP gần như chỉ được cung cấp dưới dạng On-Premise, các dữ liệu được lưu trữ cục bộ trên server. Điều này đã làm phát sinh một số khoản phí như chi phí thuê quản lý server nên các doanh nghiệp nhỏ không dám nghĩ tới ERP do hạn chế về mặc ngân sách.
Hiện nay điện toán đám mây (Cloud) trở nên phổ biến hơn và là một giải pháp hữu ích đối với việc triển khai ERP. Không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà khi để ERP “lên mây” doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc lựa chọn các phân hệ chức năng.
Tuy nhiên, vấn đề bảo mật dữ liệu cần được xử lý ngay từ đầu. Doanh nghiệp có thể thảo luận và tham khảo ý kiến tư vấn của các nhà cung cấp ERP để có cách chuyển đổi từ On-Premise sang On-Cloud một cách hợp lý và hiệu quả.
Bảo mật dữ liệu và an ninh mạng
Khi khả năng kết nối với các thiết bị, máy móc và ứng dụng sẽ làm cho hệ thống ERP gặp nhiều rủi ro nên việc bảo vệ dữ liệu được xem là quan trọng và vô cùng cần thiết. Giải pháp ERP có thể giúp bảo vệ dữ liệu sẽ là xu hướng ERP đáng chú ý từ năm 2023 này.
Thông tin chuỗi cung ứng và hợp tác
Nhiều ngành công nghiệp vẫn đang bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng. Theo báo cáo của IDC về hệ sinh thái ngành, bối cảnh ngành quá phức tạp để nhà sản xuất có thể tự mình giải quyết và rất khó để bắt kịp tốc độ đổi mới. Mở rộng và hợp tác với các đối tác sẽ trở thành giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Do đó, IDC tin rằng các tổ chức chia sẻ dữ liệu, ứng dụng hoặc hoạt động với các đối tác của họ thông qua liên doanh sẽ có thể tăng lợi nhuận.
Các giải pháp ERP sẽ cho phép các cổng thông tin khách hàng và nhà cung cấp, trao quyền cho các nhà sản xuất cải thiện việc chia sẻ thông tin và liên lạc về chi tiết sản phẩm, thông số kỹ thuật, giao hàng và trạng thái dịch vụ.
Bắt đầu từ năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất khẳng định hơn nữa về tầm quan trọng của việc ra quyết định dựa trên dữ liệu để cải thiện hoạt động và tối ưu hóa sản xuất; tăng cường sử dụng các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số để cho phép hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn; áp dụng các thực tiễn và công nghệ khuyến khích cộng tác và chia sẻ thông tin trong hệ sinh thái kinh doanh; nắm bắt xu hướng phát triển bền vững và sử dụng các vật liệu và quy trình thân thiện với môi trường v.v. Chính vì thế những doanh nghiệp này cần hiểu rõ vai trò và giá trị của một hệ thống ERP định hướng tương lai để hỗ trợ và đạt được những thay đổi này.
Hy vọng 5 xu hướng ERP trên sẽ giúp các doanh nghiệp triển khai hệ thống ERP phù hợp và quan trọng hơn hết là đem lại hiệu quả tốt nhất đối với quy trình hoạt động và quản lý của doanh nghiệp.
Nếu bạn cần thêm thông tin về phần mềm ERP tích hợp công nghệ hiện đại, giải pháp chuyên sâu cho ngành sản xuất thì hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ.