ChatGPT – Chỉ là một chatbot mới hay thực sự là mối đe dọa!

ChatGPT – Chỉ là một chatbot mới hay thực sự là mối đe dọa!

ChatGPT đang là một trong những “hot trend” được chú ý nhất hiện nay. Không chỉ khiến người dùng sửng sốt bởi sự “biết tuốt” của mình mà còn được đánh giá sẽ trở thành một công cụ có thể thay thế con người ở một số lĩnh vực.

Liệu ChatGPT có thực sự đẳng cấp như vậy, hay chỉ là sự tung hô nhất thời và hiệu ứng mạng xã hội?
(Các nội dung dưới đây đã được bình thường hóa nên yếu tố học thuật không được đảm bảo).

Một cách đơn giản thì ChatGPT là gì?

ChatGPT viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer, là một chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi OpenAI.

ChatGPT hoạt động giống như một cuộc hỏi đáp giữa người với người. Nó có thể trả lời bằng tiếng Việt một cách lưu loát và đầy đủ câu hỏi mà bạn đưa ra thuộc bất kỳ chủ đề nào dù là lập trình, viết kịch bản hay làm toán, làm thơ, soạn nhạc,v.v.

chatgpt

ChatGPT tự giới thiệu bản thân

Sự bùng nổ của ChatGPT!

Kể từ khi ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT đã khuấy đảo giới công nghệ. Sức hấp dẫn khủng đến mức thu hút 100 triệu người dùng trên khắp thế giới chỉ sau 2 tháng ra mắt.

Tại Việt Nam, chủ đề ChatGPT chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, hàng loạt video, bài viết về chatbot này được sản xuất và trở nên thịnh hành trên các trang mạng xã hội. Các hội nhóm được lập ra nhằm trao đổi thông tin, mua bán tài khoản sử dụng ChatGPT đã thu về hàng chục, hàng trăm nghìn người tham gia.

Người dùng liên tục chia sẻ các cuộc trò chuyện của mình với ChatGPT lên mạng xã hội với những chủ đề vô cùng đa dạng. Có thể nói ChatGPT sẽ có câu trả lời cho mọi vấn đề mà chúng ta quan tâm.

Ví dụ:


Kịch bản video giới thiệu công ty được xây dựng bởi ChatGPT

chatgpt

ChatGPT giải đáp thắc mắc cho người dùng

chatgpt

ChatGPT làm toán

ChatGPT đưa ra các câu trả lời bằng công nghệ có tên là máy học, vì vậy chatbot này có thể mô phỏng đối thoại, trả lời câu hỏi theo mạch, thừa nhận sai lầm, phản đối các cơ sở không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp. Đó là lý do vì sao sau một thời gian hỏi – đáp, những đáp án mà ChatGPT cung cấp ngày càng thông minh hơn khiến người dùng phải trầm trồ.

chatgpt

ChatGPT chỉnh sửa câu trả lời sau khi được chỉ ra lỗi sai

Tuy nhiên, dù thông minh là thế nhưng khi đối mặt với những câu đố “hack não” của người dùng tại Việt Nam, trí thông minh của chatbot này bỗng nhiên…giảm sút.

ChatGPT sẽ là mối đe dọa?

Hiện nay, ChatGPT vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa thể khẳng định được liệu chatbot này có thực sự là mối đe dọa hay không, và quan điểm cho rằng nó có thể thay thế con người trong một số lĩnh vực vẫn chưa thể khẳng định.

Nguyên nhân bởi vì sau những “nội dung thông minh” là sự kiểm chứng “chạy bằng cơm”. Những thông tin mà ChatGPT đưa ra bao gồm cả thông tin đúng, thông tin sai và đôi khi có thể là sự bịa đặt theo một cách thuyết phục. Người dùng phải tự mình kiểm chứng để xác định tính chính xác của những thông tin đó.

Ví dụ như ở câu hỏi về DIGINET ERP ở trên, nếu người dùng không biết về sản phẩm này trước thì sẽ nghĩ DIGINET ERP được phát triển bởi FPT.


ChatGPT tự đánh giá độ chính xác của thông tin mà nó đưa ra

Và điều thật sự nguy hiểm ở đây là những thông tin mà chatbot này cung cấp khá giống với văn phong con người, có tính logic cao nên người dùng rất khó phân biệt đúng – sai. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên chưa có đủ kỹ năng và kiến thức để chọn lọc thông tin.

Chính Open AI cũng cho biết không có trách nhiệm về thông tin cung cấp trên ứng dụng này. Người dùng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng và áp dụng thông tin do ChatGPT cung cấp. Đơn vị cũng khuyến cáo người sử dụng nên lấy nhiều nguồn thông tin khác nhau và kiểm tra chính xác thông tin trước khi quyết định.

Ngoài ra, chatbot này có thể tạo ra những thông tin sai lệch hoặc đưa ra các hướng dẫn độc hại với nội dung sai trái. Bởi vì AI chỉ đơn giản đưa ra phản hồi dựa trên thuật toán xác suất chứ không thực sự hiểu nội dung mà nó đang được hỏi – Open AI cho biết thêm.

Bên cạnh đó, nếu nhiều người hỏi cùng một câu hỏi trong ChatGPT, nó sẽ trả về câu trả lời gần như giống nhau.

Như vậy, chatbot này dù rất tốt nhưng rất tiếc vẫn tồn tại ít nhất 3 hạn chế sau:

  • Độ chính xác thông tin chưa cao, có thể sai sót hoặc sai lệch.
  • Giới hạn những chủ đề đòi hỏi sự tự nhiên và sáng tạo.
  • ChatGPT không có trách nhiệm với các thông tin mà nó trả lời và người dùng cần kiểm tra lại trước khi sử dụng.

Sam Altman – CEO OpenAI từng viết trên Twitter rằng: “ChatGPT vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng nhiều người lại cho rằng nó hoàn hảo. Chúng ta không nên phụ thuộc vào chatbot này đối với những vấn đề quan trọng”.

Nhìn chung, AI, giống như máy tính, cuối cùng sẽ hữu ích nhất cho những người đã có những hiểu biết rõ ràng về một lĩnh vực nào đó. Họ biết các câu hỏi cần đặt ra, cách xác định những thiếu sót và phải làm gì với câu trả lời được cung cấp.

Đối với quan điểm cho rằng ChatGPT sẽ thay thế con người trong một số lĩnh vực vẫn khó có thể đưa ra đáp án khẳng định. Bởi vì, bản chất của trí tuệ nhân tạo chính là sự thống kê nên những đáp án mà ChatGPT đưa ra chịu ảnh hưởng bởi đám đông.

Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa ChatGPT với con người. Có thể nói chatbot này là “người của đám đông” không phải “người của tư duy”. Do đó mọi quyết định cuối cùng vẫn sẽ thuộc về con người dù ChatGPT có thông minh đến đâu.

>>> Xem thêm: Lễ Kick off dự án DIGINET HR triển khai cho Công ty Cổ Phần S&S Glove