Vì sao cần phần mềm quản lý ERP riêng cho ngành chế biến thực phẩm?

Vì sao cần phần mềm quản lý ERP riêng cho ngành chế biến thực phẩm?

Phần mềm quản lý ERP là công cụ để doanh nghiệp quản lý các nghiệp vụ như nhân sự, kế toán, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý sản xuất, tồn kho, kinh doanh, bán hàng v.v. Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, những nghiệp vụ trên mang tính đặc thù về quy trình và đặc điểm hoạt động. Do đó đòi hỏi những tính năng của phần mềm cần phải giải quyết được những điểm đặc trưng đó một cách hiệu quả. Vì vậy các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cần một hệ thống ERP dành riêng cho mình.

Lý do doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần phần mềm quản lý ERP riêng

Nguồn cung ứng “tự phát”

Hiện nay, quy trình sản xuất một số hàng nông sản, thủy hải sản còn mang tính tự phát nên chất lượng nông, thủy sản không đồng đều. Vì thế, các doanh nghiệp chế biến rất khó kiểm soát vấn đề an toàn cũng như khó áp dụng các tiêu chuẩn của thế giới về truy xuất nguồn gốc. Đó cũng là lý do vì sao những doanh nghiệp này cần một hệ thống quản lý riêng biệt để quản lý hiệu quả quy trình hoạt động đặc thù của mình.

Quản lý thủ công, chưa có quy trình rõ ràng và vấn đề về dữ liệu

Trước đây, với quy mô không lớn và chưa phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế nên việc quản lý thủ công có thể thực hiện được. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng lớn của thị trường và sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy tính cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành nên buộc doanh nghiệp phải cải tiến, phải nhanh chóng đưa những công nghệ mới, hiện đại vào quy trình hoạt động của mình để không bị tụt hậu.

Hơn thế nữa, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chưa có sự phát triển tương đương với tiềm năng. Các máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đã được đầu tư nhưng thiếu nhiều tính năng. Vì đầu tư không đồng bộ nên dữ liệu không được thống nhất. Bên cạnh đó, việc hoạt động theo kinh nghiệm, thói quen là một lý do khiến việc áp dụng công nghệ quản lý hiện đại gặp khó khăn.

Để có thể bắt kịp nhịp phát triển của toàn bộ thị trường, doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm cần chủ động hơn trong việc triển khai các phần mềm quản lý ERP. Hơn hết là chọn những phần mềm được phát triển và triển khai theo đặc thù của doanh nghiệp, có như vậy khi áp dụng mới đạt được hiệu quả cao nhất.

phần mềm quản lý erp

>>> Xem thêm: Phần mềm ERP được doanh nghiệp vừa và lớn lựa chọn

Vấn đề quản lý hàng loạt

Để duy trì tính nhất quán giữa các lô và địa điểm, doanh nghiệp thực phẩm tiến hành việc quản lý theo lô. Đặc biệt nếu sản phẩm được giữ nguyên kết cấu, hương vị và mùi sẽ giúp khách hàng yêu thích và trung thành với doanh nghiệp. Phần mềm quản lý ERP có các tính năng cho phép lưu trữ các phép đo chất lượng từng công thức sản phẩm và thành phẩm. Các phép đo đó là kết quả thực tế cho các lô cũng như tiêu chuẩn mà các lô đó được đo.

Phần mềm quản lý ERP phù hợp với doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Qua những đặc điểm trên của doanh nghiệp chế biến thực phẩm, có thể thấy để quản lý hoạt động của doanh nghiệp ngành này sẽ cần một hệ thống phần mềm ERP hội tụ các yếu tố sau đây:

  • ERP được phát triển và triển khai theo quy trình đặc thù của doanh nghiệp
  • Hệ thống có khả năng tuy chỉnh, mở rộng một cách linh hoạt
  • Hệ thống hợp nhất, tất cả các dữ liệu được quản lý trên một hệ thống duy nhất.
  • Giải pháp quản lý chuyên sâu đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm: khả năng truy nguyên thông tin, quản lý chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng, an toàn thực phẩm, quản lý cấu trúc lô hàng, tối ưu tồn kho,…

     

  • Công nghệ hiện đại, giao diện dễ sử dụng

phần mềm quản lý erp

Trên thị trường phần mềm hiện nay có nhiều nhà cung cấp phần mềm quản lý ERP, nhìn chung các nhà cung cấp có thể được chia thành 2 nhóm.

Một nhóm chuyên triển khai các phần mềm “đóng góp” nghĩa là các tính năng đã sẵn có, người dùng cần thanh toán theo tháng (hoặc theo quý, năm) để sử dụng; phần mềm loại này có ưu điểm là chi phí ban đầu khá hợp lý phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ, quy trình không đặc thù và không cần mở rộng hay liên kết với các ứng dụng, phần mềm khác.

Ngược lại với phần mềm đóng gói là phần mềm customize theo quy trình riêng của mỗi doanh nghiệp. Đây là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Bởi vì phần mềm loại này đáp ứng được tất cả các yếu tố trên. Tuy nhiên, vì được phát triển và triển khai riêng biệt cho từng doanh nghiệp nên chi phí ban đầu sẽ cao hơn so với phần mềm đóng gói. Nhưng ưu điểm là doanh nghiệp được sở hữu trọn đời và có thể mở rộng, liên kết với các phần mềm khác trong suốt thời gian hoạt động của mình. Chi phí cụ thể sẽ tùy vào yêu cầu của mỗi doanh nghiệp, nếu bạn cần tư vấn về giải pháp và báo giá vui lòng liên hệ hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ tốt nhất.

>>> Xem thêm: 5 module ERP quan trọng nhất khi triển khai phần mềm