Quản lý chuỗi cung ứng khác gì so với Logistics?
Quản lý chuỗi cung ứng chính là Logistics hay chỉ là một phần của Logistics hay ngược lại bao gồm cả Logistics? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này và được hợp thành các nhóm sau đây:
4 quan điểm riêng biệt về quản lý chuỗi cung ứng và Logistics
Theo quan điểm Traditionalist Perspective: quản lý chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management) là một phần thuộc Logistics.
Quan điểm Relabeling Perspective cho rằng SCM là tên gọi khác của Logistics. Đây là quan điểm phổ biến trong những doanh nghiệp mà tên chức vụ và trách nhiệm của “Logistics Manager” và “Supply Chain Manager” có thể thay thế cho nhau.
Trong khi đó theo quan điểm Unionist Perspective lại tin rằng SCM bao gồm Logistics. Theo đó, SCM là một công cụ đa chức năng như: quản lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho, quản lý nhà cung cấp, hỗ trợ đảm bảo hoạt động sản xuất, dịch vụ khách hàng,…
Cuối cùng, những người theo quan điểm Intersectionalist Perspective đánh giá SCM là một chiến lược toàn diện; nó không phải là sự kết hợp các chức năng khác nhau như quan điểm Unionist Perspective.
Tuy nhiên, trong 4 quan điểm trên thì thì quan điểm “Unionist Perspective” được ủng hộ nhất. Do đó, các nội dung so sánh giữa SCM và Logistics sẽ được phân tích theo quan điểm này.
Sự khác biệt giữa quản trị chuỗi cung ứng và Logistics
Logistics là gì?
Đây là quá trình quản lý sự di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, thông tin, tài chính bắt đầu từ nguồn cung cấp nguyên vật liệu đến khi sản phẩm đến tay người dùng.
Mục tiêu là cung cấp cho người sử dụng đúng sản phẩm với chất lượng phù hợp vào đúng thời điểm, đúng địa điểm với mức giá hợp lý.
Hoạt động Logistics chịu trách nhiệm về một phần của chuỗi cung ứng, cụ thể:
- Lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác; lưu trữ hàng hóa và cung cấp dữ liệu cần thiết để báo cáo và xử lý các vấn đề xảy ra trong quá trình.
- Thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng nhiều loại hình vận tải; đồng thời tổ chức lưu kho, sắp xếp kho ngắn hạn hoặc dài hạn
- Kiểm soát quá trình vận chuyển hàng, thông qua quản lý đội xe, theo dõi lô hàng, chia sẻ thông tin, hợp tác với nhà cung cấp,….
- Tăng giá trị cho các đối tác trong chuỗi cung ứng.
Hiện nay, hoạt động Logistics được chia thành 2 nhóm chính:
- Inbound Logistics: gồm các hoạt động liên quan đến thu mua nguyên liệu, lưu kho và vận chuyển
- Outbound Logistics: thu thập, lưu trữ, phân phối hoặc giao hàng cho người dùng cuối.
Chuỗi cung ứng (SCM)
Chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động liên quan đến việc di chuyển và chuyển đổi từ nguyên liệu thô đến thành phẩm và đến tay người dùng cuối. Đó là kết quả của những nỗ lực của nhiều tổ chức như: nhà cung cấp, nhà sản xuất, Logistics, đại lý, nhà bán lẻ, người tiêu dùng,…
Ví dụ chuỗi cung ứng của Nike
Quá trình chuỗi cung ứng bắt đầu khi doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng một và phẩm hoặc dịch vụ và kết thúc khi sản phẩm/dịch vụ đó được giao thành công cho khách hàng cuối cùng. Để quản lý chuỗi cung ứng, người quản lý thường kiểm soát các khía cạnh như:
- Quản lý đơn hàng
- Quản lý hàng tồn kho
- Theo dõi đơn hàng, hàng hóa và lô hàng
- Quản lý vận chuyển, giao hàng
- Quản lý nhà cung cấp, đại lý, nhà bán lẻ,….
Sự khác biệt giữa quản lý chuỗi cung ứng và quản lý Logistics
Đối với doanh nghiệp, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và quản lý Logistics đều rất quan trọng. Trong khi quản lý chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm đảm bảo hiệu quả, hiệu suất và doanh thu, thì Logistics đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo nguyên liệu, hàng hóa lưu thông trơn tru trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
>>> Xem thêm: Dự báo thị trường phần mềm SCM giai đoạn 2020-2027
Bạn đang cần giải pháp quản trị chuỗi cung ứng hiện đại cho doanh nghiệp; bạn cần nhiều thông tin hơn để có thể đưa ra quyết định đúng đắn; hãy liên hệ DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ nhanh nhất.
>>> DIGINET – Nhà cung cấp phần mềm SCM với 25 năm kinh nghiệm