5 lợi ích của API đem lại cho việc quản lý doanh nghiệp

5 lợi ích của API đem lại cho việc quản lý doanh nghiệp

Nhờ những lợi ích của API mà doanh nghiệp có thể thúc đẩy tăng trưởng và cạnh tranh hiệu quả trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện nay. Thông qua API (giao trình lập trình ứng dụng) doanh nghiệp có cơ hội tốt nhất để giải phóng tiềm năng và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình cũng như vươn đến vị trí dẫn đầu và chiếm lĩnh thị trường.

>>> Xem thêm: API là gì? và những hiểu biết quan trọng về API

Vậy API có thể giúp gì cho doanh nghiệp? 5 lợi ích sau đây của API sẽ giúp bạn nhận định rõ ràng hơn về vai trò của API đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi ích hàng đầu của API mang lại cho doanh nghiệp

Tăng năng suất

Thay vì dành thời gian để xây dựng hệ thống quản lý từ ban đầu, doanh nghiệp có thể áp dụng một giải pháp khác đó là sử dụng API để liên kết các phần mềm, ứng dụng lại với nhau.

Với API, bạn có thể tận dụng các công nghệ hiện đại và tích hợp chúng vào các ứng dụng của mình. Điều này có thể tiết kiệm đáng kể thời gian phát triển và nâng cao năng suất của doanh nghiệp, cho phép bạn thực hiện các mục tiêu kinh doanh nhanh hơn.

Tiết kiệm chi phí

Chi phí để thiết lập một ứng dụng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ phức tạp của dự án, loại công nghệ được sử dụng và chuyên môn của nhà phát triển. Theo khảo sát, việc phát triển và triển khai một ứng dụng có chi phí trung bình là 270.000 USD.

Một trong những lợi ích của API đối với doanh nghiệp là khả năng tiết kiệm chi phí. Vì dựa vào API, các nhà phát triển có thể kết nối hầu hết các chức năng họ cần để tạo ứng dụng từ những nguồn khác nhau mà không cần bắt đầu xây dựng từ đầu.

Cải thiện khả năng kết nối và cộng tác

Chức năng cốt lõi của API là kết nối; chúng cho phép các hệ thống, ứng dụng và nền tảng khác nhau kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau và thực hiện các loại chức năng khác nhau.

Vào đầu những năm 1990, trung bình một công ty sử dụng từ 5 đến 10 ứng dụng khác nhau; đến ngày nay, ước tính trung bình mỗi công ty chạy khoảng 464 ứng dụng tùy chỉnh. Khi các ứng dụng mới được đưa vào sử dụng sẽ dễ gặp khó khăn trong giao tiếp và kết nối do kết cấu, cách thức hoạt động khác nhau. Khi đó, API đóng vai trò như là một chất kết dính cho phép các giải pháp phần mềm bị ngắt kết nối này trở nên “gắn bó” với nhau và tương tác dễ dàng.

lợi ích của api

Khuyến khích đổi mới

Một lợi ích khác của API là thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, hơn bao giờ hết, sự đổi mới đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của các tổ chức.

Các doanh nghiệp không thường xuyên giới thiệu sản phẩm mới để đáp ứng kỳ vọng luôn thay đổi của khách hàng và xu hướng công nghệ phát triển đang bị bỏ lại phía sau. API là tiền đề chấm dứt dự gián đoạn và đổi mới. Bằng cách tận dụng API, các doanh nghiệp có thể triển khai các công nghệ tiên tiến với ít tài nguyên hơn, thích ứng nhanh với các yêu cầu của khách hàng và mở ra những con đường mới để tăng trưởng.

API có thể hoạt động như lớp kết nối cho phép tương tác chặt chẽ, dẫn đến việc triển khai các ứng dụng giàu tính năng và sáng tạo. Với API, bạn có thể trích xuất giá trị từ các nguồn dữ liệu cũ một cách hoàn hảo và nâng cao khả năng của hệ thống hiện tại của bạn.

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Bằng cách tận dụng khả năng của API, doanh nghiệp có thể tạo ra những cách thức mới và hiệu quả để tương tác với khách hàng, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số khi người tiêu dùng yêu cầu những trải nghiệm hàng đầu.

Chủ yếu, khách hàng ngày nay quan tâm đến trải nghiệm được cá nhân hóa thay vì các giải pháp kinh doanh phù hợp với tất cả. Với API, các nhà phát triển có thể tạo ra các giải pháp đáp ứng kỳ vọng của khách hàng cụ thể, điều mà có thể khó đạt được nếu không có chúng.

Ngoài những lợi ích trên thì API cũng tồn tại những điểm cần lưu ý sau đây:

  • Dễ gặp các vấn đề bảo mật
  • Để sử dụng hiệu quả thì cần có kiến thức chuyên sâu
  • Khó khăn trong quản lý

Lợi ích của API đối với doanh nghiệp là rất lớn; có thể nói API là chất kết dính của thế giới kỹ thuật số và là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy những tiến bộ của các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên để thiết lập API còn là điều khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay, đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu cũng như kinh nghiệm thực tế mới có thể đạt được kết quả tốt nhất khi triển khai. Liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ thêm. Những kinh nghiệm cũng như giải pháp mà DIGINET đã triển khai thành công cho khách hàng sẽ là cơ sở để giúp doanh nghiệp bạn thiết lập hệ thống API hiệu quả.

>>> Xem thêm: Triển khai phần mềm DIGINET ERP cho công ty AA