Xây dựng định mức nguyên vật liệu (BOM) bằng phương pháp nào hiệu quả?
Trong môi trường công nghiệp hiện nay, việc xây dựng định mức nguyên vật liệu (BOM) đã trở nên vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất; đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp như điện tử, ô tô, thực phẩm, v.v.. Thông qua việc định mức nguyên vật liệu để để xác định số lượng và loại nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cụ thể. Ví dụ: định mức nguyên vật liệu để sản xuất một chiếc áo sơ mi nam gồm 2m vải cotton, 7 cúc áo, 1 cuộn chỉ may, 0.5m vải để gia cố, mực in hình, logo.
Trong môi trường công nghiệp hiện nay, việc sử dụng bảng định mức nguyên vật liệu đồng thời là giải pháp tối ưu quy trình sản xuất, tiết kiệm thời gian, chi phí và là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm cuối cùng; từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Sau đây là một số phương pháp để thực hiện.
3 phương pháp xây dựng bảng BOM phổ biến
Theo phương pháp thống kê kinh nghiệm
Dựa trên phương pháp bình quân gia quyền của kết quả sử dụng nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ trước đó để định mức nguyên vật liệu.
Phương pháp này được đánh giá là đơn giản và dễ dàng áp dụng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nhược điểm là độ chính xác thấp và những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất không ổn định có thể triển khai định mức nguyên vật liệu theo cách này.
Phương pháp thực nghiệm
Kết hợp kết quả thí nghiệm với điều kiện sản xuất để kiểm tra, sau đó tiến hành sửa đổi kết quả đó và sản xuất thử một khoảng thời gian; điều này sẽ giúp tính toán định mức tiêu dùng nguyên vật liệu phù hợp cho kỳ tiếp theo.
Vì chưa có sự phân tích toàn diện và có những điều kiện trong phòng thí nhiệm chưa phù hợp với điều kiện thực tế (như chi phí, thời gian, điều kiện sản xuất,…) nên doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp này.
Theo phương pháp phân tích
Đây là phương pháp đảm bảo tính chính xác cao nhất bởi việc phân tích toàn diện các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý đến thời gian và chi phí khi chọ phương pháp này, bởi chi phí cao và kéo dài trong một khoảng thời gian dài.
Quy trình cơ bản để xây dựng bảng định mức nguyên vật liệu
- Xác định thành phần của sản phẩm: gồm bất kỳ các nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm; đó có thể là vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ kiện…
- Phân tích thiết kế sản phẩm: để xác định hình dạng, kích thước, tính năng kỹ thuật và cách mỗi thành phần sẽ kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất.
- Xác định yêu cầu về nguyên vật liệu: như số lượng, loại, chất lượng,…
- Thu thập thông tin liên quan: các nguyên vật liệu có sẵn, số lượng, loại, chất lượng, giá cả,…
- Tính toán và xây dựng bảng định mức nguyên vật liệu: dựa vào các dữ liệu thu thập được ở các bước trên để tính toán số lượng, chất lượng, loại nguyên vật liệu cần thiết cho mỗi thành phần của sản phẩm. Từ đó xây dựng thành bảng định mức chi tiết.
- Kiểm tra và điều chỉnh: từ kết quả sản xuất thực tế và phản hồi từ các bộ phận liên quan mà người quản lý điều chỉnh bảng định mức cho phù hợp.
- Quản lý và cập nhật: việc này đảm bảo các thông tin luôn được cập nhật liên tục và phản ánh chính xác tình trạng sản xuất. Từ đó có những thay đổi kịp thời và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng các công nghệ hiện đại
Các công nghệ ngày càng hiện đại và được ứng dụng vào nhiều quy trình khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp. Để tăng cường khả năng dự đoán của tối ưu quy trình định mức, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, học máy được ứng dụng ngày một nhiều hơn.
Bên cạnh đó các phần mềm quản lý sản xuất như DIGINET ERP cũng nâng cao hiệu quả của chức năng định mức nguyên vật liệu. Phần mềm của DIGINET cho phép định mức nguyên vật liệu chính, phụ và thay thế theo số lượng, quy cách, tỷ lệ hao hụt,…hỗ trợ nhiều phiên bản hoặc model sản phẩm; định mức máy móc thiết bị; định mức chi phí, giá thành tiêu chuẩn,…
>>> Xem thêm: 3 thay đổi để quản lý nguyên vật liệu trở nên dễ dàng hơn
Tóm lại quá trình xây dựng bảng BOM diễn ra khá phức tạp nhưng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quản lý sản xuất. Bằng cách áp dụng các phương pháp và quy trình phù hợp, doanh nghiệp có thể đảm bảo hiệu quả và hiệu suất cao trong quá trình sản xuất sản phẩm của mình.