Truyền thông nội bộ – Gắn kết nhân viên dù làm việc ở bất cứ đâu!
Trải qua các lần giãn cách xã hội do Covid-19, nhiều doanh nghiệp đặt sự liên lạc của nhân viên lên hàng đầu. Họ hiểu rằng chỉ có duy trì sự giao tiếp liên tục của đội ngũ nhân sự thì các hoạt động khác mới có thể được diễn ra bình thường.
Đó là lý do vì sao truyền thông nội bộ ngày càng được chú ý và quan tâm. Nếu như trước đây các hoạt động được tổ chức rời rạc thì nay chúng được triển khai thường xuyên, đa dạng và sinh động hơn.
Truyền thông nội bộ là gì?
Vì sao doanh nghiệp cần đẩy mạnh truyền thông nội bộ trong thời Covid-19?
Truyền thông nội bộ (Internal Communications) là công tác truyền đạt thông tin giữa các thành viên, các phòng ban trong một tổ chức hay trong một doanh nghiệp với nhau.
Hay nói cách khác, hoạt động này có nhiệm vụ xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong một tổ chức.
Trước khi dịch bệnh xuất hiện, truyền thông nội bộ vẫn luôn là một nhiệm vụ quan trọng; vì nhờ đó mà doanh nghiệp có thể:
- Gắn kết tập thể, xây dựng văn hóa công ty.
- Truyền tải thông điệp và tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo; chính sách phát triển của doanh nghiệp đến từng nhân viên
- Tuyên truyền và giáo dục đường lối, chính sách, pháp luật
- Khích lệ, động viên và thi đua giữa các cá nhân, phòng/ ban trong doanh nghiệp
Trong thời điểm có nhiều biến động và không có gì là chắc chắn như hiện nay, người lao động có thể phải làm việc tại nhà ở bất cứ lúc nào để phòng/ chống Covid. Vì thế nhu cầu cập nhật thông tin từ kênh nội bộ sẽ tăng cao, nên việc đẩy mạnh hoạt động này là điều cần thiết.
Truyền thông nội bộ thời Covid-19 đảm nhận nhiều trọng trách quan trọng. Có thể kể đến như:
- Cung cấp thông tin dịch bệnh, các biện pháp bảo vệ an toàn mà nhân viên nên áp dụng. Điều này giúp họ giảm bớt sự lo lắng và chủ động hơn trong việc đối phó dịch bệnh.
- Truyền đạt cách ứng phó của doanh nghiệp đối với dịch bệnh một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn. Bao gồm: kế hoạch hỗ trợ kinh doanh liên tục; hỗ trợ nhân viên làm việc tại nhà; chính sách lương trong thời gian biến động;…
- Duy trì cảm giác thân thuộc, gắn kết, đồng hành dù không đến văn phòng. Bằng cách động viên tinh thần; tổ chức các hoạt động tương tác trên hệ thống nội bộ, mạng xã hội; hỗ trợ cho nhân viên cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống; giải quyết các xung đột cũng như lắng nghe sự lo lắng, căng thẳng của nhân viên;…
Cách làm truyền thông nội bộ trong và sau Covid-19
Truyền thông đa kênh
Trong khi số hóa là xu hướng phát triển của mạng nội bộ thì cũng có một sự thay đổi bao trùm: truyền thông đa kênh. Trước đây, nhiều chiến lược truyền thông nội bộ dựa trên các phương tiện như sổ tay nhân viên bản in, email;…hiện nay các cách tiếp cận mới bằng tin nhắn, mạng xã hội;…tận dụng được lợi thế của công nghệ mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng cho tất cả nhân viên.
Văn hóa minh bạch và nhấn mạnh vào sự tin tưởng
Mỗi nhân viên được xem như là một khách hàng của doanh nghiệp. Làm họ hài lòng bằng cách tạo nên cảm giác thân thuộc; tin tưởng; gắn bó sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng “khỏe mạnh” hơn để đối phó với dịch bệnh.
Công khai các chính sách về nhân sự, lương thưởng;…sẽ áp dụng trong thời gian dịch bệnh diễn ra cho nhân viên. Giải thích rõ ràng những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt và mong muốn sự chia sẻ từ mỗi cá nhân để có sự đồng cảm và các chính sách dễ dàng được chấp nhận hơn.
Gắn liền với công cuộc chuyển đổi số
Tình hình phức tạp của dịch bệnh làm gia tăng các tương tác ít tiếp xúc. Gần như tất cả các hoạt động sẽ gắn liền với Internet, máy tính, phần mềm. Đó là lý do vì sao truyền thông nội bộ không thể tách rời với nhiệm vụ chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Những phần mềm nhân sự cho phép nhân viên kết nối và trao đổi với nhau liên tục. Người quan lý có thể nắm bắt tình hình thực hiện công việc để đưa ra biện pháp hỗ trợ, xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Thông điệp sức khỏe và đạo đức
Tin tức dịch bệnh phức tạp, số ca nhiễm không ngừng tăng có thể làm nhân viên lo lắng. Thay vì truyền đạt quá nhiều về công việc, người làm truyền thông nội bộ cần lan tỏa những thông tin về cách bảo vệ, tăng cường sức khỏe hay những hành động cần làm như khai báo y tế;… để tất cả nhân viên cùng thực hiện. Hơn nữa, nhân viên sẽ cảm thấy an lòng và được quan tâm nhiều hơn từ phía người lãnh đạo của mình.
Hoạt động truyền thông nội bộ rất cần được thực hiện và duy trì trước, trong và sau Covid. Bởi lẽ, ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ còn kéo dài và doanh nghiệp cần thay đổi để sẵn sàng với những biến động. Trong đó, sự thay đổi nên bắt đầu với việc chuyển đổi số. Vì đây là giải pháp bền vững để doanh nghiệp thích nghi với điều kiện làm việc mới cũng như là cơ sở để tiến hành các cải tiến tiếp theo.
Nếu bạn còn phân vân về các giải pháp số và cần thêm thông tin, hãy liên hệ hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ chi tiết.
>>> Xem thêm: Sai lầm khi xây dựng KPI mà 9/10 người quản lý mắc phải!