Phần mềm quản lý sản xuất ngành dệt may nào tốt nhất?
Phần mềm quản lý sản xuất ngành dệt may không giống như những phần mềm tương tự khác, bởi vì ngành dệt may là một ngành khá đặc thù và yêu cầu khá phức tạp đối với các giải pháp quản lý. Một phần mềm phù hợp sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề trong quy trình quản lý liên quan đến kế hoạch sản xuất; năng lực sản xuất; quản lý thành phẩm, bán thành phẩm; hàng tồn kho;… cũng như những vấn đề về quản lý dữ liệu, báo cáo.
Vậy phần mềm như thế nào là phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp ngành dệt may? Sau đây là câu trả lời.
Những khó khăn trong quản lý đối với doanh nghiệp ngành dệt may
Quản lý kho bị quá tải
Công việc sản xuất đòi hỏi bạn phải luôn cập nhật thông tin kho hàng để nắm bắt các thông tin về nguyên vật liệu, tình trạng,… Ngoài ra, vấn đề về hàng tồn kho cũng cần được được quan tâm để ra quyết định xả hàng, giảm giá hoăc luân chuyển.
Tốn nhiều thời gian, công sức
Doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi mọi công việc, thao tác phải diễn ra nhanh chóng, đảm bảo tiến độ của đơn hàng. Tuy nhiên, phương pháp quản lý thủ công có thể khiến công việc chậm trễ, đơn hàng không thể hoàn thành dẫn đến tốn nhiều nhân lực và thời gian.
Chi phí sản xuất cao
Với ngành sản xuất, doanh nghiệp nào đưa ra được mức giá thấp nhất sẽ thu hút được khách hàng, đặc biệt là khi thị trường ngành dệt may có tính cạnh tranh khá cao. Nhưng cách quản lý thủ công sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, nhân lực khiến doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm và khó cạnh tranh với đối thủ.
Kiểm soát dữ liệu khó khăn
Việc cấp dưới báo cáo cho cấp trên hay quản lý thông báo cho cấp dưới thông tin bằng văn bản gây ra nhiều mệt mỏi, công việc bị chậm trễ, thông tin dễ sai sót. Cấp quản lý cũng khó có thể đọc toàn bộ báo cáo và giấy tờ mà nhân viên gửi. Cách quản lý dữ liệu này quá lỗi thời và có thể khiến thông tin bị mất, khó tìm lại.
Khó quản lý đơn hàng
Giá nguyên vật liệu thường thay đổi, vậy nên nếu không có kế hoạch cụ thể thì doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội, chi phí tăng lên. Người quản lý cũng không thể theo dõi chi tiết về tình trạng sản xuất, tình trạng đơn hàng.
>>> Thông tin mới: Triển khai dự án phần mềm nhân sự DIGINET HR cho Tập đoàn AMANN
Lợi ích khi dùng phần mềm quản lý sản xuất cho ngành dệt may
Giải pháp quản lý sản xuất ngành dệt may ra đời đã mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất. Có thể kể đến như:
- Nắm được khả năng sản xuất thực tế: phần mềm cung cấp trạng thái sản xuất, tình hình sản xuất giúp quản lý biết được năng lực làm việc của từng nhân viên, từng phân xưởng. Qua đó, đánh giá được chính xác công việc của từng bộ phận.
- Tiết kiệm thời gian, nhân lực: phần mềm giúp tiết kiệm thời gian làm việc của nhân công, quản lý, hạn chế những sai sót, rủi ro trong quá trình sản xuất nên tiết kiệm thêm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
- Giảm tỷ lệ lỗi sản phẩm: thiết bị máy móc tốt sẽ mang đến những sản phẩm chất lượng. Nếu dùng phần mềm, bạn sẽ tối ưu được quy trình tính toán thủ công, tránh trường hợp máy móc bị hỏng đột ngột và nâng cao năng suất làm việc, lao động.
- Dễ dàng phân tích, đánh giá hiệu suất: giải pháp giúp cung cấp những dữ liệu theo thời gian thực để quản lý có thể đánh giá, phân tích và đưa ra những chiến lược phù hợp để phát triển sản phẩm.
- Rút ngắn thời gian lên kế hoạch: phần mềm giúp bạn tự động lên kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần dựa trên những thông tin sản xuất ở kỳ trước, giúp nhà quản lý không tốn nhiều thời gian tính toán mà vẫn lên được kế hoạch chi tiết.
Phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho ngành dệt may
Giải pháp quản lý sản xuất cho ngành dệt may cần phải quản lý thông tin một cách xuyên suốt và thống nhất, bao gồm thông tin về bộ máy tổ chức của doanh nghiệp là các phòng ban, các xưởng sản xuất, chi nhánh, đại lý, cửa hàng…; thông tin về nhà cung cấp; thông tin về khách hàng. Hệ thống phải có chức năng tìm kiếm nhanh và chính xác để người dùng có thể tiết kiệm thời gian khi xử lý thông tin. Hệ thống cũng cần đưa ra các báo trong thời gian thực để phục vụ quá trình đưa ra quyết định kinh doanh của nhà quản lý.
Phần mềm quản lý sản xuất cần phải đáp ứng các đặc thù riêng của ngành dệt may. Đây là một nghành nghề rất khó lên định mức do sản phẩm rất đa dạng về kích cỡ, màu sắc, chủng loại, loại vải, độ co dãn,… Sự đa dạng này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý nguyên vật liệu, bán thành phẩm,…
Do đó, phần mềm cần phải linh hoạt để đáp ứng được những yêu cầu về định mức đầu vào, nhưng đồng thời cũng phải giải quyết được bài toán về quản lý bán thành phẩm sản xuất cũng như nguyên phụ liệu tồn kho. Ngoài ra, hệ thống cũng cần đảm bảo được hỗ trợ doanh nghiệp thống kê được năng lực sản xuất của mỗi tổ, đưa ra được kế hoạch sản xuất để lên lệnh sản xuất dễ dàng, cập nhật thực tế sản xuất để luôn đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu của mỗi đơn hàng. Hệ thống đòi hỏi tính tùy chỉnh cao bởi quy trình của mỗi doanh nghiệp là không giống nhau và quy trình của một doanh nghiệp cũng liên tục được cải tiến.
Với một khối lượng thông tin và dữ liệu khổng lồ thì hầu như các doanh nghiệp dệt may đã gặp khó khăn ngay bước nhập liệu trong quy trình triển khai phần mềm cho doanh nghiệp mình. Do đó, một phần mềm tối ưu phải đảm bảo được tốc độ nhập liệu nhanh, thời gian cập nhật dữ liệu ngắn, thuận tiện trong việc quản lý từng công đoạn.
Bên cạnh những bài toán về sản xuất thì bài toán về quản lý nhân sự và CRM cũng là một vấn đề mà các doanh nghiệp mong muốn phần mềm có thể giải quyết được.
Các vấn đề như chấm công, tính lương và KPI cho nhân viên, quản lý năng lực sản xuất của nhân viên, chăm sóc khách hàng,…là những vấn đề riêng lẻ mà một phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp cần phải tích hợp và đồng bộ được.
Cuối cùng, không thể phủ nhận tầm quan trọng của hệ thống báo cáo trong doanh nghiệp. Một giải pháp phần mềm quản lý sản xuất tốt cần hỗ trợ người dùng đưa ra các báo cáo để có một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vì phải lập báo cáo theo các phương pháp truyền thống thì hệ thống sẽ tự động thu thập dữ liệu thực tế và lập ra các báo cáo dưới dạng bảng hoặc biểu đồ để tăng tính trực quan trong quá trình theo dõi.
DIGINET với hơn 27 năm phát triển và triển khai các giải pháp quản lý doanh nghiệp chuyên sâu sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp quản lý toàn diện, được phát triển dựa trên quy trình hoạt động đặc thù của doanh nghiệp mình. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0908 402 668 để được tư vấn chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Vì sao cần phần mềm quản lý ERP riêng cho ngành chế biến thực phẩm?