Đầu tư phần mềm CRM – Doanh nghiệp B2B được nhiều hơn mất

Đầu tư phần mềm CRM – Doanh nghiệp B2B được nhiều hơn mất

Phần mềm CRM là gì và có cần thiết để bỏ ra một chi phí lớn để đầu tư? 

Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ rằng bạn đã từng gặp nhiều khó khăn khi một nhân viên kinh doanh nắm trong tay danh sách hàng trăm khách hàng nghỉ việc; và tệ hơn là anh ta lại đầu quân cho một đối thủ khác. Hay việc bỏ sót, bỏ quên các thông tin khách hàng có được từ Marketing. 

Và có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải vấn đề tương tự. Trong một khảo sát của MarketingSherpa: có tới khoảng 79% các leads (đầu mối khách hàng) thu được từ hoạt động Marketing sẽ bị bỏ quên và không chốt được sales. Và có tới 61% các doanh nghiệp B2B xử lý leads giống như khách hàng; trong đó chỉ 27% số leads trở thành khách hàng tiềm năng.

Việc bỏ sót các leads đồng nghĩa với làm giảm lượng khách hàng tiềm năng. Nếu tiếp tục hoạt động mà không có quy trình quản lý danh sách khách hàng thì doanh nghiệp vẫn sẽ lãng phí rất nhiều nguồn lực. Giải pháp hữu hiệu mà hầu hết các doanh nghiệp áp dụng chính là xây dựng phần mềm CRM.

Vậy phần mềm CRM là gì? 

CRM viết tắt của cụm từ Customer Relationship Management; nghĩa là quản lý quan hệ khách hàng. Là một phân hệ quan trọng của hệ thống ERP, phần mềm CRM giúp doanh nghiệp duy trì mối liên hệ với khách hàng; tối ưu hóa các quy trình hoạt động nhằm tăng tỷ lệ mua hàng và lợi nhuận.

>>> Xem thêm: 5 Phân hệ quan trọng khác của phần mềm ERP 

Phần mềm CRM có nhiệm vụ ghi nhận, lưu trữ thông tin như: thông tin cá nhân; hành vi mua hàng; lịch sử giao dịch; hợp đồng; tiến độ thanh toán,… Đồng thời, chức năng tổng hợp và phân tích của hệ thống có ý nghĩa quan trọng trong công tác đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiếp thị quảng cáo cũng như đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.

phần mềm crm

Các chức năng chính của phần mềm CRM:

Quản lý quy trình sales tự động

Ghi nhận, lưu trữ tự động những hoạt động đã thực hiện của bộ phận kinh doanh đối với các đối tượng khách hàng. Đồng thời, hạn chế trùng lặp các thao tác giữa các nhân viên kinh doanh.

Quản lý quy trình Marketing tự động

Theo dõi các hoạt động tiếp thị, truyền thông của từng giai đoạn trong vòng đời khách hàng. Đồng thời sử dụng những công cụ tự động thay thế con người trong việc quảng cáo, chăm sóc khách hàng.

Quản lý liên hệ khách hàng

Đơn giản hóa các quy trình dịch vụ khách hàng; giảm bớt lượng công việc cho các bộ phận chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các kênh hỗ trợ và trao đổi thông tin như: Email, điện thoại, mạng xã hội (Facebook, Zalo,…) và các nền tảng nhắn tin v.v

Quản lý danh bạ khách hàng

Phần mềm CRM hệ thống hóa thông tin liên lạc giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, đối tác,…Hiện nay, do nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp nhỏ nên chức năng quản lý danh bạ được tách thành một phần mềm riêng biệt.

Quản lý các giao dịch

Phần mềm theo dõi quá trình giao dịch với khách hàng thông qua việc lập lịch cuộc gọi, lập lịch hẹn và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng.

Phân tích và báo cáo

Cung cấp số liệu, thông tin hữu ích cho hoạt động kinh doanh từ những dữ liệu thu thập được của khách hàng, phòng Marketing, danh sách leads…

Ứng dụng di động

Các hệ thống CRM tích hợp phiên bản di động với các tính năng cơ bản để người dùng truy cập và cập nhật thông tin khách hàng hay các dữ liệu cần thiết ở bất kỳ đâu.

>>> Đừng bỏ qua: Bí quyết chinh phục khách hàng nhờ hệ thống CRM

phần mềm crm

5 lý do để doanh nghiệp B2B nên đầu tư phần mềm CRM

Tăng sự hài lòng cho khách hàng

Ngày nay, khách hàng đánh giá cao các dịch vụ chăm sóc khách hàng được cá nhân hóa; vì các nhu cầu của họ được đáp ứng kịp thời và nhanh chóng.

Hệ thống CRM ghi nhận những thông tin của khách hàng như: thông tin cá nhân, lịch sử tìm kiếm, lịch sử mua hàng, các sở thích, thói quen,… nhờ đó nhân viên kinh doanh phân tích được đặt điểm và nhu cầu của từng người; dễ dàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và làm họ hài lòng với dịch vụ.

Lưu trữ tập trung và chính xác lượng lớn thông tin

Cách lưu thông tin trên Excel có thể đã quen với nhiều người; nhưng quá trình lưu trữ có thể bị sai sót, mất thông tin, lộ thông tin;…Đối với phần mềm CRM không chỉ có không gian lưu trữ khổng lồ mà còn đảm bảo sự bảo mật cũng như tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm và truy xuất thông tin.

Bên cạnh đó, quản lý tập trung trên phần mềm sẽ góp phần hạn chế tình trạng mất/lộ thông tin khách hàng do nhân viên nghỉ việc hay chuyển sang công ty đối thủ.

Quản lý hợp đồng và công nợ hiệu quả

Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM cho phép phân loại các hợp đồng của công ty vào một trong các giai đoạn sau:

+ Đánh giá khả năng hợp tác hoặc mua hàng

+ Lên lịch hẹn gặp mặt

+ Báo giá, đề xuất

+ Đàm phán/đánh giá

+ Chốt hợp đồng thành công

+ Chốt hợp đồng thất bại

Nhờ đó, doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật trạng thái hợp đồng và quản lý công nợ tốt hơn. Đối với các hợp đồng thất bại sẽ dễ dàng phát hiện nguyên nhân và có phương án cải thiện kịp thời. Mặc khác, thông qua các báo cáo, nhà quản trị thấy được giai đoạn có đơn hàng nhiều nhất hay điểm gây tắc nghẽn bán hàng để đưa ra chiến lược thay đổi phù hợp.

Cải thiện khả năng bán hàng, bán chéo sảm phẩm

Phần mềm CRM không chỉ giúp doanh nghiệp bán hàng, chăm sóc khách hàng mà còn tăng tỷ lệ bán chéo các sản phẩm.

Hệ thống thu thập dữ liệu giao dịch quá khứ của khách hàng để gợi ý những sản phẩm mới; sản phẩm tương tự hoặc các nhu cầu khác mà khách hàng có thể đang quan tâm.

Tăng mức độ hợp tác giữa các phòng ban

Các phòng ban có thể tiếp cận một nguồn thông tin giống nhau tại cùng một thời điểm; giúp việc trao đổi thông tin dễ dàng; các hoạt động bán hàng và sau bán hàng diễn ra thuận lợi nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng.

Đầu tư vào phần mềm CRM có thể tốn một khoản chi phí lớn và nhiều thời gian để triển khai, nhưng đây là công cụ không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn cải tiến hoạt động tìm kiếm, đáp ứng, chăm sóc và giữ chân khách hàng. Liên hệ DIGINET để được cung cấp giải pháp phù hợp qua hotline: 0908 402 668