Chuyển đổi số hệ thống quản trị nhân lực: 6 bước để thành công

Chuyển đổi số hệ thống quản trị nhân lực: 6 bước để thành công

Chuyển đổi số quy trình quản trị nhân lực là quá trình sắp xếp lại hoặc đầu tư vào công nghệ, mô hình kinh doanh và quy trình; nhằm tạo ra giá trị mới cho người lao động và khách hàng để cạnh tranh hiệu quả trong nền kinh tế luôn thay đổi.

Đây không chỉ là quá trình chuyển đổi quy trình hoạt động mà còn liên quan đến sự thay đổi lực lượng lao động và cách thức giao tiếp, thực hiện công việc.

Như vậy, chuyển đổi số hệ thống nhân sự là một sự biến đổi của toàn bộ tổ chức.

Ví dụ thực tế tại Unilever để làm rõ hơn về điều này:

Đó là một cuộc thử nghiệm hay nói đúng hơn là phát súng đầu tiên mà Unilever đã tiến hành để thay đổi quy trình tuyển dụng truyền thống của mình. Công ty này đã loại bỏ sơ yếu lý lịch theo cách thông thường; thay vào đó sử dụng các thuật toán thông minh để lựa chọn ứng viên.

Unilever dựa vào các công cụ sau để thu hút lao động trẻ và mở rộng kênh tuyển dụng:

  • Quảng cáo tuyển dụng trên Facebook
  • Trò chơi trực tuyến nhằm đánh giá các kỹ năng như: tập trung, ghi nhớ
  • Video phỏng vấn
  • Lọc ứng viên thông qua AI

Bước cuối cùng là một cuộc phỏng vấn trực tiếp với giám đốc điều hành và quản lý nhân sự. Theo Unilever, kết quả tuyển dụng của họ đã nhanh và chính xác hơn với 80% ứng viên lọt vào vòng cuối nhận được lời mời làm việc.

Không chỉ Unilever, các doanh nghiệp khác sau khi chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã khẳng định nhiệm vụ cấp bách và quan trọng hiện nay chính là “số hóa”. Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định “10 năm kêu gào số hóa không bằng 1 năm Covid”.

Quá trình chuyển đổi có vẻ đơn giản, nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, doanh nghiệp cần phải vượt qua rất nhiều trở ngại mới có thể chạm đích an toàn. Như đã đề cập từ đầu, đây là việc làm tác động đến toàn bộ doanh nghiệp; nó ảnh hưởng đến: thời gian, năng suất, doanh thu, lợi nhuận và tài chính của doanh nghiệp.

Mặc dù tồn tại nhiều khó khăn nhưng vẫn có cách để giải quyết ổn thỏa. Các bước sau sẽ giúp bạn thực hiện thành công quá trình chuyển đổi này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Quản trị nguồn nhân lực: 1 năm đáng nhớ và điều đang đợi ở năm 2021!

6 giai đoạn chuyển đổi số hệ thống quản trị nhân lực

Brian Solis là một nhà phân tích số, nhà nhân chủng học và theo chủ nghĩa vị lai. Ông được công nhận trên toàn thế giới như một trong những nhà lãnh đạo tư tưởng nổi bật nhất trong chuyển đổi số và đổi mới kỹ thuật số. Chính ông là người xác định 6 giai đoạn chuyển đổi số bao gồm:

  • Kinh doanh truyền thống: các nhà lãnh đạo từ chối thay đổi. Số liệu bị bỏ qua, hoạt động phân tích chỉ phục vụ việc làm báo cáo. Công nghệ mới và những giải pháp công nghệ hiếm khi xuất hiện trong quy trình xử lý và quản trị dữ liệu.
  • Hiện tại và hoạt động: nhiều thử nghiệm đã được tiến hành nhằm thúc đẩy sự tìm tòi và sáng tạo để cải thiện quy trình.
  • Chính thức hóa: dữ liệu bắt đầu ảnh hưởng đến các quyết định của lãnh đạo.
  • Chiến lược: các cá nhân nhận ra sức mạnh của sự hợp tác. Những nỗ lực và hiểu biết chung của họ là cơ sở để thiết lập các chiến lược mới.
  • Hội tụ: nhóm phụ trách chuyển đổi số chuyên trách được hình thành để thực hiện chiến lược và hoạt động dựa trên các mục tiêu kinh doanh. Cơ sở hạ tầng cũng được tạo nên và hỗ trợ chuyển đổi số một cách tổng thể.
  • Đổi mới và thích ứng: chuyển đổi số là hình thức kinh doanh và vận hành cần thiết. Môi trường mới sẽ được thiết lập theo xu hướng công nghệ hiện đại.

Vào thời điểm chúng ta đến giai đoạn cuối cùng, tư duy của tổ chức hay của những người trong đó đã thay đổi hoàn toàn. Nó đã trở thành một tư duy số hóa.

quản trị nhân lực

Cách bắt đầu với chuyển đổi số trong quản lý nhân sự

Quá trình số hóa trên thực tế có thể gặp phải nhiều trở ngại, vì vậy doanh nghiệp cần khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu với 1 số yếu tố sau:

  • Thiết lập mục tiêu rõ ràng
  • Tổ chức nhân sự sẵn sàng
  • Đừng cố phức tạp hóa mọi thứ
  • Ưu tiên các ý tưởng
  • Đánh giá hiệu suất
  • Văn hóa doanh nghiệp cực kỳ quan trọng

Chi tiết từng yếu tố.

Thiết lập mục tiêu rõ ràng

Trước khi bắt đầu hành trình chuyển đổi quy trình quản trị nhân lực, bạn cần thiết lập mục tiêu rõ ràng và phù hợp với quan điểm kinh doanh. Thông thường, mục tiêu này sẽ giải quyết một vấn đề mà nhân viên đang gặp phải.

Đó là lý do tại sao trong quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp cần tập trung vào người dùng cuối. Để nhân viên tự mình trải nghiệm các công nghệ mới là cách hiệu quả để chứng minh phần mềm nhân sự hay một ứng dụng khác có thật sự phù hợp với doanh nghiệp hay không.

quản trị nhân lực

Mô hình SMART giúp thiết lập mục tiêu; đáp ứng đầy đủ các yếu tố: cụ thể – đo đếm được – khả thi – thực tế – có thời hạn

Tổ chức nhân sự sẵn sàng

Khi nói đến số hóa quy trình nhân sự, điều đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp. Do đó, tất cả các bên liên quan, từ nhân viên đến các cấp quản lý, ban lãnh đạo cần được tham gia vào quá trình với vai trò phù hợp; đó có thể là người định hướng, người thực thi; người hỗ trợ;… để quá trình diễn ra thuận lợi và thành công.

Đừng phức tạp hóa mọi thứ

Bắt đầu từ những điều đơn giản, ví dụ đặt một câu hỏi như: “những quy trình nhân sự nào nên sử dụng sự thay đổi kỹ thuật số?”

Hỏi ý kiến các nhân viên và thành viên ban quản lý, ban lãnh đạo;… về việc bộ phận nào, quy trình nào nên được tự động hóa; thứ tự thực hiện ưu tiên trước sau,…

Ưu tiên các ý tưởng

Sau quá trình khảo sát lấy ý kiến từ các bộ phận, chắc chắn bạn sẽ thu hoạch được một danh sách dài các ý tưởng. Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên dựa trên tác động của chúng đối với doanh nghiệp; đầu tiên là những tác động đến tình hình kinh doanh và sau đó là về thời gian, chi phí để thực hiện.

Bắt đầu với những ý tưởng đem lại tác động tích cực với thời gian, chi phí thấp. Vì chúng sẽ giúp bạn tăng năng suất làm việc ở những bộ phận quan trọng, cấp thiết nhưng với chi phí thấp nhất.

Đánh giá hiệu suất

Việc thử và triển khai các ứng dụng công nghệ hiện đại là rất tốt; nhưng sẽ không mang lại ý nghĩa kinh doanh nếu bạn không đánh giá kết quả của chúng.Vậy nên, người lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá nghiêm túc những gì mang lại kết quả và những gì không.

Văn hóa doanh nghiệp là quan trọng

Chỉ riêng công nghệ kỹ thuật số là không đủ cho một cuộc chuyển đổi hệ thống quản trị nhân lực. Quá trình chuyển đổi chịu tác động tổng thể từ tất cả các yếu tố có liên quan; điều đó có nghĩa là văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của chuyển đổi số.

Văn hóa doanh nghiệp thống nhất, chặt chẽ từ trên xuống dưới sẽ giúp rút ngắn thời gian cũng như giảm chi phí việc chuyển đổi số.

Trong một thế giới số hóa với tốc độ chóng mặt, với sự thay đổi không ngừng của lực lượng lao động, của khoa học công nghệ thì việc chuyển đổi số không phải là tùy ý. Nó cần sự hợp tác hữu cơ của nhiều bên để đưa ra giải pháp hiệu quả nhất; có lẽ bạn sẽ cần nhiều thông tin hơn nên hãy liên hệ với DIGINET qua hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ chi tiết nhất nhé!