Chuyển đổi số doanh nghiệp và 7 thách thức cần vượt qua
Chuyển đổi số doanh nghiệp đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp theo những cách khác nhau, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thành công và đạt được hiệu quả như ý.
Giai đoạn 2020 – 2021, đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp đã làm gián đoạn nền kinh tế, gây nên những thiệt hại to lớn mà con người không thể tưởng tượng được. Trong bối cảnh đó, công cuộc chuyển đổi số đã được triển khai mạnh mẽ tại nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp chỉ chuyển đổi số để tiếp tục hoạt động trong thời gian giãn cách, mà họ không có kế hoạch dài hạn hướng đến mục tiêu lớn hơn.
Trải qua nhiều đợt giãn cách kéo dài cũng như sự biến chuyển không ngừng của Covid-19, các doanh nghiệp buộc phải “sống chung” với dịch và đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số mới phù hợp với các mục tiêu dài hạn. Trong quá trình đó doanh nghiệp có thể vướn phải 7 vấn đề sau đây, hãy cùng DIGINET tìm hiểu để có thể chuẩn bị trước giải pháp xử lý cho phù hợp.
Trước tiên chúng ta cần hiểu chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?
Hiểu một cách đơn giản, chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ số để tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Mục tiêu chính là giải quyết những vấn đề kinh doanh, tăng năng suất lao động và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng.
Theo thời gian doanh nghiệp ngày càng kết nối và nhiều dữ liệu hơn, bằng cách chuyển đổi số doanh nghiệp được những lợi ích như:
- Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tích cực
- Khai thác tối đa dữ liệu, làm cơ sở để ra các quyết định nhanh chóng và kịp thời
- Linh hoạt đổi mới doanh nghiệp để thích ứng với những thay đổi của thị trường.
Chuyển đổi số doanh nghiệp dựa trên các công cụ kỹ thuật số, trong đó giải pháp ERP được đánh giá là chìa khóa giúp tối ưu mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Nói cách khác, ERP hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện quy trình làm việc cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiến bộ để có thể gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
7 Thách thức khi chuyển đổi số mà doanh nghiệp phải đối mặt
Từ khi Covid-19 xuất hiện và tấn công nền kinh tế toàn cầu, buộc các doanh nghiệp phải cải tiến quy trình và áp dụng công nghệ mới để có thể thích nghi và vượt qua những khó khăn do đại dịch mang lại.
Tuy nhiên việc chuyển đổi số còn mang tính chất đối phó với tình hình khó khăn trước mắt mà chưa có chiến lược dài hạn. Trong thời gian tới chắc chắn chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ còn diễn ra mạnh mẽ và toàn diện hơn. Ngoài ra doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề như:
Thiếu hụt nhân sự công nghệ thông tin (CNTT)
Đằng sau mỗi quá trình chuyển đổi số thành công là một đội ngũ CNTT chuyên môn, kinh nghiệm và tận tâm. Nhưng việc xây dựng đội ngũ này trong doanh nghiệp ngày càng khó hơn; nguyên nhân là do ngày càng có nhiều công ty công nghệ mới và ứng viên có xu hướng lựa chọn những công ty này để gắn bó.
Bên cạnh đó, tình trạng nhân sự thiếu kỹ năng kỹ thuật số cũng làm doanh nghiệp khó chuyển đổi số thành công. Đặt biệt nhân sự thiếu chuyên môn về:
- An ninh mạng
- Quản trị doanh nghiệp
- Phân tích dữ liệu nâng cao
Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp nên cân nhắc việc thuê chuyên gia tư vấn phần mềm để hỗ trợ cho đội ngũ nội bộ của mình.
Thiếu kỹ năng quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp
Cơ cấu lỗi thời, quy trình làm việc “cồng kềnh” và phong cách lãnh đạo kém linh hoạt có thể cản trở quá trình chuyển đổi số. Điều này chưa bao giờ rõ ràng hơn năm 2020 khi mà doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến. Do đó thay vì chỉ tập trung vào khía cạnh chuyển đổi số doanh nghiệp cần xem xét xây dựng một kế hoạch quản lý thay đổi toàn diện.
Trong thời gian tới, theo ý kiến các chuyên gia kinh tế thế giới thì Covid-19 chưa thể chấm dứt hoàn toàn mà chúng ta phải học cách thích nghi và sống chung với nó. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp luôn phải chủ động đưa ra các phương án đối phó khi có sự thay đổi trên thị trường; đồng thời chuẩn bị cho nhân viên những kỹ năng cần thiết và phù hợp với môi trường làm việc mới.
Nhu cầu khách hàng “muôn hình muôn vẻ” sau đại dịch
Sau khi trải qua thời gian giãn cách do dịch Covid-19, người dùng đã tiếp cận và dần làm quen với việc đặt hàng online, thanh toán online hay xử lý công việc, hội họp bằng hình thức trực tuyến. Vì thế nhu cầu của họ ngày càng đa dạng và khắt khe hơn.
Thay vì chỉ tập trung vào việc cung cấp những công nghệ hiện đại cho khách hàng, doanh nghiệp nên dành thời gian để nghiên cứu thị trường. Bằng cách này, bạn có thể nhận biết những gì khách hàng thực sự mong muốn cũng như những gì đối thủ đang làm, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp dựa trên những công nghệ tiên tiến.
Thiếu một chiến lược xác định
Chuyển đổi số là một hành trình dài hạn. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp bắt tay vào thực hiện nhưng không có bất kỳ kế hoạch hay chiến lược cụ thể nào. Dẫn đến việc họ chỉ thực hiện chuyển đổi số trong sự hỗn độn và bất định nên tỷ lệ thất bại rất cao gây ra những lãng phí không đáng có.
Đó là lý do vì sao, trước khi chuyển đổi số doanh nghiệp cần tìm câu trả lời cho các vấn đề sau:
- Mục tiêu và ưu tiên của công ty là gì?
- Quy mô khi thực hiện chuyển đổi số?
- Công ty nên bắt đầu từ đâu? Từ phòng ban. bộ phận nào?
- Ai sẽ tham gia? Vai trò của họ là gì?
Ngân sách để chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Đây cũng là một trong những thách thức lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt khi thực hiện chuyển đổi số.
Nếu bạn không có một chiến lược rõ ràng thì càng khó thiết lập và quản lý ngân sách. Doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định không hoặc ít mang lại lợi ích cho quá trình số hóa. Chính vì thế, lời khuyên dành cho doanh nghiệp đó là nên xem xét các mục tiêu dài hạn và xây dựng kế hoạch triển khai từ tổng quát đến chi tiết.
Vấn đề trong quản lý dữ liệu
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang làm việc trên những bảng tính thủ công, lưu trữ giấy tờ, hồ sơ;… vì thế việc nhầm lẫn, sai sót, thiếu dữ liệu là điều thường gặp. Điều này thực sự là một thách thức mà doanh nghiệp phải xử lý triệt để nếu muốn chuyển đổi số thành công.
Dữ liệu là một “trụ cột” quan trọng của chuyển đổi số doanh nghiệp. Nhờ có dữ liệu, bạn sẽ có những thông tin chi tiết về quy trình hoạt động, đội ngũ nhân sự và khách hàng để đưa ra các quyết định hợp lý trong tương lai.
Quy trình kinh doanh không hiệu quả
Nếu quy trình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp không đạt được những mục tiêu đã đề ra thì có thể bạn cần phải điều chỉnh quy trình này, thay đổi quy mô kinh doanh kết hợp với việc sử dụng dữ liệu theo những cách khác nhau khi triển khai các hệ thống kế thừa của mình.
7 thách thức chuyển đổi số doanh nghiệp được liệt kê ở trên có thể khiến doanh nghiệp bị áp lực, nhưng không có nghĩa là không có giải pháp để giải quyết. Doanh nghiệp có thể tổ chức nghiên cứu các công nghệ mới, chuẩn bị đào tạo kỹ năng cần thiết cho nhân viên hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của các nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp, uy tín.
Đội ngũ chuyên gia của DIGINET có thể giúp bạn thực hiện chuyển đổi số hiệu quả với những giải pháp đặc thù. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ.