Bức tranh kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào vào năm 2022?

Bức tranh kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào vào năm 2022?

Kinh tế Việt Nam đã trải qua khoảng thời gian đen tối bởi sự tàn phá của Covid-19. Bước sang năm 2022 nền kinh tế được dự đoán sẽ khởi sắc hơn. Theo nhà kinh tế học Singapore Chua hang Ten.

Điều tồi tệ nhất đã qua đối với nền kinh tế Việt Nam

Trong một báo cáo gần đây của DBS – công ty Dịch vụ Tài chính tại Singapore cho thấy mức độ thiệt hại mà Covid-19 gây ra cho nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, kết quả kinh tế trong quý 3/20211đã suy giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra các hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất cũng bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.

Các chuyên gia của DBS phân tích, sự sụt giảm trong quý 3 khiến tăng trưởng GDP của Việt nam khó lấy lại mức 2,9% như năm 2020, ít hơn nhiều so với mục tiêu 6-6,5% của Chính phủ.

kinh tế việt nam

DBS hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam từ mức 5,0% xuống 1,8%

Tuy nhiên, năm 2022 có vẻ tươi sáng hơn sau những nỗ lực phòng chống dịch và kế hoạch từng bước mở cửa trở lại của Việt Nam. DBS Group Research đã nâng dự báo GDP năm 2022 của Việt Nam lên 8%, so với trước đó là 6,8%.

Nhà kinh tế học Chua Hang Ten cho rằng “điều tồi tệ nhất đã qua với Việt Nam khi tỷ lệ tiêm chủng tiếp tục trên đà tăng nhanh và tỷ lệ lây nhiếm Covid-19 giảm và Việt Nam đang từng vưới mở cửa trở lại. Các lĩnh vực bán lẻ và giải trí sẽ cải thiện hơn nữa trong bối cảnh các quy định được nới lỏng và sự thích nghi cao đối với việc sống chung với Covid-19”.

Động lực chính cho tăng trưởng của Việt Nam

Theo chuyên gia kinh tế Chua Hang Ten hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam sẽ sớm hồi phục trong điều kiện các nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp tại TP. HCM đang từng bước quay lại hoạt động, song song với đó là kết hợp với các biện pháp phòng chống và sàng lọc Covid-19.

kinh tế Việt Nam

FDI vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của Việt Nam. Nguồn: DBS

Bên cạnh đó BDS tin rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

Dòng vốn FDI đăng ký mới 12,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm và có khả năng đạt mức cao mới. Điều này phản ảnh việc các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Nhìn xa hơn, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài, bởi những ưu thế như chi phí lao động cạnh tranh, mạng lước các hiệp định thương mại tự do rộng khắp.

Đặc biệt, báo cáo cho thấy tốc độ số hóa và áp dụng công nghệ ở Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tập trung phần lớn vào lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông và xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Chuyên gia đến từ Singapore cho biết thêm việc nâng cao kỹ năng kỹ thuật, kỹ thuật số và chất lượng của lực lượng lao động được phát triển trong thời gian tới, sẽ không chỉ giúp tăng năng suất và còn cho phép Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị sản xuất và thu hút thêm vốn FDI.

Cập nhật các thông tin hữu ích khác tại đây!

(Theo Cafef)