Chuyển đổi số chuỗi cung ứng – Một bước đi ngàn cơ hội

Chuyển đổi số chuỗi cung ứng – Một bước đi ngàn cơ hội

Chuỗi cung ứng nói chung và ngành logistics nói riêng đang thay đổi từng ngày. Để tăng trưởng và phát triển, các doanh nghiệp cần chuyển mình để bắt kịp xu hướng thay đổi đó trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chuyển đổi chuỗi cung ứng đề cập đến sự đổi mới công nghệ và số hóa chuỗi cung ứng của một tổ chức. Bằng cách này doanh nghiệp có thể phản hồi nhanh chóng và chính xác hơn trước bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt như hiện nay.

Động lực chuyển đổi số chuỗi cung ứng

Chìa khóa để số hóa và tự động hóa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nằm ở nhu cầu của khách hàng. Trong đó, một số động lực chính là:

  • Cải thiện chất lượng dịch vụ: Với sự gia tăng của bán lẻ trực tuyến và chủ nghĩa tiêu dùng, việc cung cấp trải nghiệm dịch vụ qua sản phẩm cho người dùng cuối của bạn sẽ giúp bạn thành công.
  • Vận hành minh bạch: Bằng cách cung cấp dịch vụ logistics theo thời gian thực đối với các giao dịch mua và hàng hóa, các tổ chức có thể phục vụ khách hàng cũng như nhà cung cấp tốt hơn.
  • Hiệu quả về chi phí: Các công nghệ mới như đám mây, tự động hóa quy trình và nhà kho không giấy tờ mang lại hiệu quả ở mọi cấp độ của chuỗi cung ứng.
  • Thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn và công nghệ đang làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động truyền thống của mọi ngành, lĩnh vực trong đời sống xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang tới nhiều cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp, từng bước thay đổi cách làm việc truyền thống của hoạt động chuỗi cung ứng.
  • Đại dịch COVID-19 thúc đẩy các doanh nghiệp phải chuyển đổi số nhanh hơn. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, quá trình chuyển đổi số đáng lẽ cần 5 năm để áp dụng vào DN, thì nay chỉ mất 8 tuần nhờ cú huých từ đại dịch.

chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng từng ngành đang thay đổi và những cơ hội mới…

Ngành Thương mại điện tử đang ngày một mở rộng trong bối cảnh người dân tăng cường mua hàng trực tuyến vì Covid-19. Đây là cơ hội giúp ngành logistics phục vụ ngành thương mại điện tử phát triển mạnh. Người tiêu dùng ngày nay yêu cầu cao hơn về thời gian giao hàng, “freeship” và nếu sản phẩm không phù hợp thì hoạt động “logistics thu hồi” cần được tổ chức một cách thuận tiện.

Trong ngành bán lẻ, mô hình kinh doanh mới cũng đang dần hình thành. Xu hướng mới trong ngành là đẩy mạnh bán hàng đa kênh, tích hợp trực tuyến và trực tiếp.
Theo một khảo sát do Vietnam Report tiến hành, trong bối cảnh dịch COVID-19, mọi người phải hạn chế đi lại, tụ tập để phòng chống dịch bệnh, người tiêu dùng đã chuyển đổi kênh mua sắm đối với nhóm các sản phẩm nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu.

Trong ngành F&B, cụm từ “chuỗi cung ứng lạnh ” đang ngày một xuất hiện nhiều hơn. Việc sử dụng chuỗi lạnh sẽ kéo dài thời gian sử dụng của rau quả từ 2-3 ngày tới 7 ngày và giảm hao hụt từ 60-70% tại cửa hàng.
Chuỗi cung ứng lạnh không chỉ chú ý tới các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm, thời gian cũng cần được kiểm soát chặt chẽ. Chuỗi cung ứng lạnh phải có tốc độ cung ứng rất kịp thời.

Doanh nghiệp cần chuyển đổi số để thích nghi và phát triển. Chuyển đổi số hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự gia tăng doanh thu để chiếm lĩnh thị trường, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Doanh nghiệp nên làm như thế nào?

Chuyển đổi số phải bắt đầu từ con người, tới quy trình và cuối cùng mới là công nghệ.

Bắt đầu từ chuyển đổi tư duy, các doanh nghiệp cần thay đổi từ nhà quản trị cho tới nhân viên về chuyển đổi số hiệu quả. Ta không thể sử dụng một tư duy cũ áp dụng vào trong một quy trình mới, cách làm này sẽ không mang lại hiệu quả. Ta cần học cách tư duy linh hoạt, thử cái mới. Khi đó, gặp phải những sai sót là điều không thể tránh khỏi. Quan trọng doanh nghiệp cần chấp nhận những cái sai đó. Sai nhanh nhưng sửa cũng nhanh để thay đổi, chuyển mình một cách mạnh mẽ.

Để toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp hiểu rằng chuyển đổi số là hoạt động quan trọng, nhà quản trị cần làm rõ đây là một chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều cho rằng những thay đổi về văn hoá doanh nghiệp khó khăn hơn là những thay đổi về công nghệ.

Một quy trình mới phù hợp là yếu tố tất yếu

Quy trình làm việc là yếu tố tiếp theo cần được nhắc tới trong tiến trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần xác định các mô hình kinh doanh mới, xây dựng khả năng kiểm trai và thúc đẩy đổi mới quy trình thay vì đơn giản là tự động hóa các quy trình hiện có.

Khi đã có được quy trình phù hợp, ta mới bắt đầu tiến đến xây dựng một hệ thống phần mềm giải pháp dựa trên quy trình đó. Doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu của mình. Mọi sự cải tiến, áp dụng công nghệ đều là cần thiết, nhưng doanh nghiệp cần biết được đâu là ưu tiên, vì không phải mọi vấn đề đều cần phải thay đổi ngay lập tức.

Các doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng hệ thống của các nhà cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng. Các nhà cung cấp giải pháp có kinh nghiệm trong xây dựng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng và có khả năng tùy chỉnh phần mềm phù hợp với doanh nghiệp trong từng ngành hàng khác nhau.

>>> Nhà cung cấp giải pháp theo đặc thù của doanh nghiệp với hơn 26 năm kinh nghiệm.

Chuyển đổi số chuỗi cung ứng là chìa khóa vạn năng để khai mở tiềm lực của doanh nghiệp. Sở hữu một hệ thống được tối ưu trên nền tảng công nghệ hiện đại là bước đi mang tính quyết định để doanh nghiệp giải quyết bài toán cung ứng trong bối cảnh biến động do Civid-19 chưa được kiểm soát; đồng thời đây cũng sẽ là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giai đoạn hậu Covid.