Hệ thống quản lý ERP không thể thiếu 5 phân hệ quan trọng này

Hệ thống quản lý ERP không thể thiếu 5 phân hệ quan trọng này

Hệ thống quản lý ERP rất rộng, gồm nhiều phân hệ hỗ trợ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp từ tài chính, kế toán, nhân sự, kinh doanh, quản lý khách hàng,.. nhưng ở mức tối thiểu, hệ thống nên có 5 phân hệ quan trọng này.

Quá trình triển khai giải pháp ERP không đơn giản. Một hệ thống hoàn chỉnh có đến hơn 80 phân hệ chức năng; tuy nhiên những phân hệ dưới đây được xem là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả quản lý cao nhất.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp lớn

5 phân hệ quan trọng của hệ thống quản lý ERP 

Phân hệ quản trị nguồn nhân lực (HRM – Human Resource Management)

Không có tổ chức hay doanh nghiệp nào được vận hành mà không có nhân viên. Việc quản lý nhân sự có thể mất nhiều thời gian và công sức; đòi hỏi một bộ phận nhiều người để thực hiện các nghiệp vụ như: chấm công, phép, tính lương v.v. Nếu tự động hóa quy trình, doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa nâng cao hiệu suất làm việc.

Phân hệ nhân sự trong hệ thống phần mềm ERP có thể xử lý toàn bộ công việc liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, chính sách – chế độ; chấm công, tính phép, tính lương, báo cáo;… Đồng thời, góp phần mạnh mẽ vào việc tiết giảm thời gian nhờ loại bỏ quy trình thủ công. Hơn nữa, việc tự động liên kết và cập nhật các quy định Pháp luật về bảo hiểm, thuế;…đã hỗ trợ tốt nhất cho bộ phận nhân sự xử lý công việc.

Không thể bỏ qua: Các bước triển khai phần mềm nhân sự tiền lương

hệ thống quản lý erp

Phân hệ quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management)

Các dữ liệu về khách hàng được quản lý tập trung trên hệ thống CRM. Nhờ đó doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở để xây dựng chiến lược chinh phục “thượng đế” hoàn hảo nhất.

Thông qua dữ liệu khách hàng, thói quen tiêu dùng và lịch sử mua hàng;… những chương trình tiếp thị của doanh nghiệp tiếp cận và đáp ứng đúng nhu cầu của từng đối tượng. Người quản lý dễ dàng hơn trong việc cập nhật tiến độ công việc và đánh giá kết quả thự hiện của từng nhân viên kinh doanh.

Phân hệ CRM hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động lập hóa đơn; theo dõi trạng thái các hợp đồng, công nợ;…để không bỏ sót bất kỳ khách hàng nào và giúp doanh nghiệp chủ động được dòng tiền.

phần mềm crm

Phân hệ quản lý chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management)

Công ty sản xuất và phân phối hoàn toàn có thể theo dõi nhu cầu sản xuất, nguồn cung; tình trạng sản xuất, hậu cần,…nhờ vào dữ liệu do phân hệ SCM tổng hợp. Đây cũng là một trong những phân hệ quan trọng của hệ thống quản lý ERP. 

Các dữ liệu thời gian thực cho phép nhà quản lý theo dõi và kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra. Hơn nữa, phân hệ SCM còn hỗ trợ lập kế hoạch theo yêu cầu chính xác đến từng phút.

phần mềm scm

Phân hệ quản lý tài chính

Phân hệ tài chính trong hệ thống phần mềm ERP lưu trữ, theo dõi và phân tích các dữ liệu liên quan đến tài chính như: các khoản phải trả, các khoản phải thu, chi phí, ngân sách và dự báo. Đưa ra đánh giá sâu sắc về chi tiêu của doanh nghiệp; xu hướng lợi nhuận cũng như các bất thường. Từ đó thay đổi những quy trình gây ra lợi nhuận thấp hoặc chi tiêu cao; nhằm giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

Hệ thống quản lý ERP có chức năng tài chính mạnh mẽ góp phần đảm bảo cho công ty đáp ứng các yêu cầu về báo cáo tài chính và thuế với một hệ thống kế toán, ngân hàng và thanh toán duy nhất.

báo cáo quản trị BI

Phân hệ báo cáo quản trị (BI – Business Intelligence)

BI đã nhanh chóng trở thành phân hệ cần thiết trong hệ thống ERP; giúp cho nhà quản trị phân tích các chỉ số quan trọng một cách chính xác và nhanh chóng, hỗ trợ Ban lãnh đạo ra quyết định kịp thời.

Ngoài những phân hệ quan trọng này, trong hệ thống quản lý ERP còn nhiều phân hệ khác, bạn có thể xem chi tiết hơn trong các tài liệu. Nếu cần tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0908 402 668.