5 kỹ năng làm việc mà doanh nghiệp cần trang bị cho nhân viên trong tương lai
Kỹ năng làm việc là một trong những kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống. Đó là việc một người vận dụng năng lực của mình để thực hiện công việc nhằm tạo ra kết quả như ý muốn.
Các kỹ năng được hình thành trong quá trình lao động và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: con người, môi trường làm việc, điều kiện làm việc;…nói cách khác điều kiện lao động mới cần có những kỹ năng mới.
Trong thời gian qua, Covid-19 đã làm thay đổi toàn cầu; từ chính trị, xã hội đến kinh tế. Đối với nền kinh tế, Covid-19 làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hơn nữa công tác quản lý nhân sự cũng thay đổi không ít. Trạng thái bình thường mới gắn liền với làm việc tại nhà, họp hành và giao tiếp online;…thế nên để làm quen và làm việc hiệu quả trong điều kiện này, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho nhân viên những kỹ năng làm việc cần thiết.
5 kỹ năng dưới đây sẽ là hành trang để nhân viên phát triển trong tương lai!
Kỹ năng lãnh đạo
Bất kỳ ai cũng cần kỹ năng lãnh đạo trong công việc và cuộc sống. Theo báo cáo của LinkedIn thì có 57% nhà phát triển tài năng sẽ tập trung vào kỹ năng lãnh đạo và quản lý.
Người có kỹ năng lãnh đạo thông qua việc phân tích, xác định mục tiêu rõ ràng để dẫn đường cho cấp dưới, đồng nghiệp, thậm chí là cấp trên thực hiện đúng hướng, hoàn thành mục tiêu chung của bộ phận, dự án hay của toàn doanh nghiệp.
Một nhà lãnh đạo cần có sự kiên nhẫn, biết lắng nghe, quyết đoán, công bằng; có tư duy sáng tạo, quản lý thời gian;… và đặc biệt là có lòng tin của những người xung quanh.
Trong bối cảnh biến động như hiện tại, mỗi nhân viên ít nhất phải trở thành nhà lãnh đạo của chính bản thân mình. Hơn hết, đây còn là kỹ năng làm việc đóng vai trò thúc đẩy sự thăng tiến mà từng cá nhân cần rèn luyện mỗi ngày.
Khả năng thích ứng và tính linh hoạt
Gần 2 năm dịch Covid-19 kiểm soát toàn cầu, số lượng nhân viên làm việc tại nhà tăng đáng kể; nhiều khả năng phương thức làm việc này sẽ tiếp tục tồn tại ngay cả khi dịch qua đi.
Mặc dù nhân viên đã thích nghi với kiểu làm việc này; nhưng hiện tại và trong tương lai, đó là một kỹ năng mà doanh nghiệp cần nâng cao cho nhân viên của mình. Vượt ra khỏi giới hạn của sự thích ứng, mỗi nhân viên cần có tư duy cởi mở, chịu được áp lực từ biến động và sẵn sàng với một số trường hợp có thêm trách nhiệm.
Tư duy phản biện
Đại dịch Covid sẽ để lại những hậu quả dài hạn; “dư âm” có thể kéo dài đến 3-5 năm nữa. Trong khoảng thời gian này, chắc chắn thị trường sẽ còn có nhiều biến tướng. Có thể đúng hoặc không. Do đó, doanh nghiệp cần có một đội ngũ đủ tỉnh táo để có thể nắm bắt xu hướng thị trường một cách chính xác.
Đó là lý do vì sao doanh nghiệp cần trang bị cho nhân viên tư duy phản biện. Kỹ năng làm việc này giúp đánh giá thông tin một cách khách quan, hợp lý để đưa ra quyết định sáng suốt.
Am hiểu công nghệ kỹ thuật số
Bằng công nghệ kỹ thuật tiên tiến của thời đại 4.0, doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động; ngay cả trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các phần mềm nhân sự, phần mềm kế toán hay toàn diện hơn là phần mềm ERP, với dữ liệu tập trung thống nhất hỗ trợ cho nhân viên thực hiện công việc dù không đến văn phòng. Mối liên hệ giữa các bộ phận không bị ngắt quãng; thay vào đó duy trì liên hệ liền mạch với nhau và với khách hàng; nhà cung cấp; cơ quan nhà nước;… tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi hoạt động diễn ra bình thường.
Nhưng để có thể thực hiện hiệu quả thì doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng các kỹ năng công nghệ cho nhân viên. Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhân viên: công cụ; kiến thức công nghệ; khái niệm dữ liệu; quy trình trực quan và đặc biệt tổ chức đào tạo nhằm giúp họ ứng dụng thành thạo vào công việc.
Giao tiếp và cảm xúc
Điều kiện “bình thường mới” vô tình tạo nên rào cản trong giao tiếp và cảm xúc giữa các cá nhân. Sự xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào do sự hạn chế tiếp xúc; vì thế những kỹ năng như: lắng nghe; tôn trọng; kiên nhẫn; sáng tạo cần phải được tuyên truyền trong suốt quá trình làm việc.
Bên cạnh đó, giữa nhân viên với nhân viên hay giữa nhân viên với khách hàng nên được tăng cường những cảm xúc tích cực. Bao gồm sự đồng cảm và hỗ trợ trong công việc cũng như trong cuộc sống.Để tiếp tục duy trì hoạt động trong thời gian Covid-19 diễn ra và phát triển sau khi dịch qua đi, các doanh nghiệp nên kiểm tra tổng quát và đánh giá toàn diện sức khỏe của mình. Từ đó có những chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp nhất. Như đối với vấn đề nhân sự cần xác định đội ngũ thiếu kỹ năng làm việc nào sẽ tập trung nâng cao kỹ năng đó; cách làm này vừa mang lại hiệu quả vừa giúp tối ưu chi phí và thời gian thực hiện.
>>> Xem thêm: Bức tranh đa sắc về quản lý nhân sự trong mùa Covid