3 hệ thống ERP được sử dụng phổ biến hiện nay
Hệ thống ERP hay phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP hiện nay được triển khai theo những cách thức khác nhau. Doanh nghiệp nhỏ có thể vận hành tốt với ERP đóng gói dựa trên các quy trình mặc định. Ngược lại, doanh nghiệp quy mô lớn lại cần sự trợ giúp của phần mềm ERP viết riêng theo quy trình đặc thù của mình.
Thực tế, còn có rất nhiều hệ thống ERP khác đang được phát triển. Mỗi hệ thống sẽ mang những đặc điểm “khớp” với một doanh nghiệp cụ thể; trong đó được nhắc đến nhiều nhất vẫn là 3 kiểu ERP dưới đây.
>>> Xem chi tiết các phân hệ không thể thiếu của phần mềm ERP
Hệ thống ERP nước ngoài
Nhắc đến phần mềm ERP nước ngoài là nhắc đến SAP và Oracle. Thời kỳ đầu của ERP, 2 nhà cung cấp này đã là những “cái tên vàng” của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp cũng đã triển khai thông qua các đại diện.
Hệ thống ERP “ngoại” sở hữu nhiều điểm cộng; trong đó bề dày kinh nghiệm triển khai cho doanh nghiệp nước ngoài và đi đầu về công nghệ được xem là nam châm hút sự chú ý.
Tuy nhiên, để phát huy hết khả năng của phần mềm đòi hỏi doanh nghiệp có nguồn lực rất mạnh. Hơn nữa, việc tùy chỉnh phần mềm theo yêu cầu cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Đôi khi doanh nghiệp phải tự thay đổi mình để phù hợp với phần mềm; nhất là đối với các phân hệ kế toán tài chính có sự khác biệt rõ rệt giữa quốc tế và Việt Nam.
Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP trong nước
Ưu điểm đầu tiên là sự tương thích đến 99% nhờ sự am hiểu cơ chế vận hành cũng như sự hiện diện thường trực của các doanh nghiệp trong nước. So với ERP nước ngoài, phân hệ tài chính kế toán của ERP nội địa có tỷ lệ ứng dụng thành công cao hơn; đồng thời phù hợp với quy định pháp luật tại Việt Nam; điều mà các ERP nước ngoài phải mất thời gian lâu hơn mới đáp ứng được.
Hơn thế, các thủ tục dù có thay đổi do sự chỉnh sửa, bổ sung của các Thông tư, Hướng dẫn,…cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của hệ thống ERP trong nước. Khi có dữ liệu mới, phần mềm kịp thời cập nhật giúp hoạt động không bị tắc nghẽn.
Bên cạnh đó, chi phí dành cho phần mềm nội địa có phần “dễ thở” hơn; góp phần đưa doanh nghiệp vào đường đua chuyển đổi số với mức chi phí tối ưu nhất.
Giải pháp ERP mã nguồn mở
Hệ thống ERP mã nguồn mở được doanh nghiệp nhỏ đánh giá cao. Phần mềm đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp với mức chi phí rất thấp, hoặc miễn phí.
Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, doanh nghiệp cần duy trì một đội ngũ IT vừa có chuyên môn vừa có kinh nghiệm vận hành; đương nhiên chi phí lương thưởng hay các chế độ khác sẽ không thể thiếu. Chưa kể, nếu có biến động về nhân sự thì khả năng cao hệ thống ERP bị tê liệt; đồng nghĩa với năng suất giảm, tốn thêm chi phí và thời gian. Do đó, đây thường không là lựa chọn của doanh nghiệp lớn có quy trình hoạt động phức tạp.
Mỗi hệ thống ERP đều có 2 mặt ưu điểm và hạn chế; điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định đâu là lựa chọn phù hợp dựa trên nhu cầu, chiến lược phát triển cũng như điều kiện tài chính của mình. Nếu còn vấn đề nào khác, hãy trao đổi với chúng tôi qua hotline: 0908 402 668
>>> Xem thêm: Vì sao doanh nghiệp B2B nên đầu tư phần mềm CRM?