Quản trị sự thay đổi – VACCINE giúp doanh nghiệp sống cùng Covid-19

Quản trị sự thay đổi – VACCINE giúp doanh nghiệp sống cùng Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của một doanh nghiệp. Quản trị sự thay đổi của tổ chức là công cụ đắc lực để doanh nghiệp quản lý những sự biến đổi này, giúp nhân viên thích nghi với những điều bình thường mới.

Quản trị sự thay đổi là gì? 3 cấp độ quản lý thay đổi

Quản trị sự thay đổi ( Change Management) là tất cả các phương pháp chuẩn bị và hỗ trợ cho cá nhân, nhóm và tổ chức tạo ra những thay đổi để ổn định và phát triển tổ chức.

3 cấp độ quản lý thay đổi gồm:

  • Quản lý thay đổi cá nhân: đòi hỏi sự thấu hiểu rằng con người sẽ trải qua sự thay đổi như thế nào; và họ cần gì để thành công: những thông điệp cần nghe là gì? khi nào? từ ai?; thời điểm để học kỹ năng mới;…
  • Quản lý thay đổi tổ chức: cung cấp quy trình và hành động cần thực hiện ở cấp độ nhóm/dự án; mục đích là hỗ trợ hàng trăm hoặc hàng nghìn cá nhân bị ảnh hưởng bởi nhóm chung hoặc dự án.
  • Quản lý thay đổi của doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi tạo nên sự cạnh tranh khác biệt và khả năng thích ứng với thế giới luôn thay đổi. Quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp gắn liền với cấu trúc, quy trình hoạt động, sản phẩm và năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp.

Kết quả cuối cùng là giúp các cá nhân “biến hình” nhanh chóng và hiệu quả; đồng thời các doanh nghiệp có thể phản ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường; xây dựng chiến lược hoạt động đúng đắn và áp dụng công nghệ mới nhanh hơn để hiệu suất lao động được duy trì ổn định.

quản trị sự thay đổi

Vì sao quản lý thay đổi là “vaccine” giúp doanh nghiệp sống cùng Covid-19?

Từ cuối năm 2019, dịch Covid bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc sau đó lan ra toàn thế giới; đến nay các nước vẫn trong trạng thái căng mình chống dịch. Nền kinh tế gần như bị đóng băng khi hàng loạt biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng.

Covid trở thành nỗi ám ảnh không chỉ với chính phủ, người dân mà còn với tất cả doanh nghiệp. Hơn 1 năm trở lại đây, đại dịch đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của doanh nghiệp; đó là làm việc từ xa; đó là cắt giảm nhân sự; giảm lương hay thậm chí là tạm dừng hoạt động, đóng cửa doanh nghiệp.

Trước hàng loạt những biến động lớn, các doanh nghiệp chú trọng hơn đến quản trị sự thay đổi; xem đó như là một loại “vaccine” giúp nâng cao khả năng “kháng bệnh”; là một công cụ để quản lý các chuyển đổi, cho phép nhân viên thích ứng với điều kiện làm việc mới.

Phương pháp quản lý thay đổi để chuyển đổi thành công theo hướng bình thường mới

Tác động lớn nhất của Covid-19 là vào con người, do đó doanh nghiệp cần tập trung chuẩn bị và hỗ trợ cho nhân viên của mình có những thay đổi nhằm làm việc hiệu quả trong “trạng thái bình thường mới”.

Trước hết là đảm bảo an toàn cho nhân viên; bằng cách cung cấp cho họ đầy đủ kiến thức liên quan đến dịch bệnh; biện pháp phòng ngừa; các quy định của Nhà nước về phòng chống dịch;…

Bên cạnh đó cần gắn kết sự an toàn của nhân viên với tính liên tục trong kinh doanh. Giải pháp làm việc từ xa thông qua các ứng dụng số được áp dụng để các cá nhân/nhóm dự án trao đổi với nhau và với khách hàng.

Đối với chiến lược lâu dài đó là “sống chung với Covid-19”, chắc chắn doanh nghiệp cần chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng như cách thức làm việc, thay vì chỉ phản ứng với tình hình hiện tại.

quản trị sự thay đổi

Một số giải pháp hợp lý để thực hiện điều này có thể là

  • Xây dựng lại phương pháp làm việc: tự động hóa một số quy trình làm việc trên các nền tảng kỹ thuật số nhờ đó doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động mà không cần mở cửa văn phòng.
  • Đào tạo lại lực lượng lao động: huấn luyện và thúc đẩy nhân viên thích ứng với điều kiện làm việc mới; chủ động và tự giác hoàn thành nhiệm vụ dù ở bất kỳ đâu. Quan trọng hơn hết đó là đào tạo năng lực kỹ thuật số để các ứng dụng công nghệ trở thành công cụ làm việc mà họ kiểm soát và điều khiển được.
  • Xây dựng lại văn hóa làm việc: đảm bảo trong điều kiện bình thường mới không một ai cảm thấy cô đơn và bị bỏ mặc. Dù họ làm việc tại nhà thì vẫn có thể tương tác nhanh chóng với nhau; kịp thời nhận được sự hỗ trợ để hoàn thành công việc.

  • Chiến lược phát triển bền vững sau đại dịch: một cách tích cực thì Covid-19 là thời điểm để doanh nghiệp thoát khỏi sự “ì ạch” trong quá khứ; những hành động thay đổi quy trình làm việc, cải tạo đội ngũ nhân sự hay ứng dụng các công nghệ hiện đại là dấu hiệu của một doanh nghiệp bản lĩnh và linh hoạt, có thể ổn định và bứt phá sau dịch.

Đại dịch Covid-19 đã buộc doanh nghiệp phải thay đổi, người lao động phải “biến hình” để thích nghi. Để những chuyển đổi mang lại kết quả như mong đợi đòi hỏi doanh nghiệp phải quản trị sự thay đổi đó; có nhiều cách khác nhau nhưng cốt lõi nằm ở xây dựng đội ngũ nhân sự và chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Tham khảo các giải pháp chuyển đổi số tại đây hoặc liên hệ hotline: 0908 402 668.

>>> Xem thêm: Top 5 phần mềm bất động sản đáng giá nhất trong năm 2021