Quản lý chuỗi cung ứng linh hoạt nhờ 3 phương pháp này

Quản lý chuỗi cung ứng linh hoạt nhờ 3 phương pháp này

Chuỗi cung ứng được hiểu ngắn gọn là sự tích hợp các quy trình từ cung ứng, sản xuất, phân phối cho đến hoàn thành đơn hàng và giao nhận. Lý thuyết này đều đã được nằm lòng bởi bất cứ doanh nghiệp nào ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên sự khác nhau nằm ở cách áp dụng và cải tiến các phương thức sao cho phù hợp với đặc tính của doanh nghiệp và đem lại hiệu quả trong quản lý chuỗi cung ứng. Và dưới đây là một số phương pháp cải tiến quy trình trong quản lý chuỗi cung ứng được áp dụng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp. Cùng xem nhé!

Cải tiến quy trình quản lý chuỗi cung ứng bằng cách tinh gọn quá trình sản xuất

Đây là phương pháp quản lý chuỗi cung ứng bằng cách thiết lập các quy trình logic, có kỷ luật để nhận diện và loại bỏ các hoạt động không làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để phương pháp sản xuất tinh gọn phát huy hiệu quả, tất cả mọi người trong công ty phải phối hợp cùng nhau loại bỏ ba yếu tố gồm sự lãng phí, sự không nhất quán trong hoạt động sản xuất, sự quá tải về con người và trang thiết bị. Ba yếu tố này xuất phát từ sản xuất và gia công dư thừa, hàng tồn kho, làm lại/ sửa sai, chờ đợi, sự vận chuyển và thao tác không cần thiết.

Những công cụ hỗ trợ thực hiện sản xuất tinh gọn được sử dụng linh hoạt tại từng doanh nghiệp phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng nơi như: Kaizen, Kanban, 5S, Sơ đồ chuỗi giá trị (VSM) và phương pháp tập trung vào quy trình PDCA (Plan-Do-Check-Act).

Phương pháp Six Sigma

Là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách thống kê để đếm số lỗi phát sinh trong một quá trình, sau đó tìm ra cách để khắc phục, đưa nó tới càng gần mức “không lỗi” càng tốt. Chỉ khi nào một quy trình không tồn tại hơn 3,4 lỗi (hay khuyết tật) trên mỗi một triệu cơ hội (sản phẩm), nó mới đạt được mức tiêu chuẩn của Six Sigma. Để áp dụng phương pháp Six Sigma, doanh nghiệp cần tuân thủ theo năm bước sau: xác định, đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm soát.

Lý thuyết về điểm hạn chế (Theory of Constraints – TOC)

Đây là mô hình được sử dụng để tối đa hóa công suất của một dây chuyền sản xuất bằng việc xóa bỏ hạn chế lớn nhất (điểm hạn chế), khi đó công suất của toàn bộ hệ thống sẽ được tăng lên. Bản chất của TOC là ở chỗ công suất của bất cứ dây chuyền sản xuất nào cũng bị quyết định bởi mắt xích yếu nhất trong dây chuyền đó. Sau khi tìm ra được điểm hạn chế, thường sẽ có hai lựa chọn:

Một là, kìm hãm tốc độ của các bước khác sao cho chúng vận hành cùng tốc độ như bước hạn chế. Điều này giúp ngăn cản tình trạng hàng tồn kho chất đống giữa các bước trong quy trình.

Hai là, cải tiến điểm hạn chế để toàn bộ hệ thống vận hành nhanh hơn và nó sẽ đạt tới ngưỡng không còn là bước chậm chạp nhất trong quy trình nữa và chu kỳ cải tiến sẽ trở lại từ đầu.

chuỗi cung ứng

Để quy trình quản lý chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả trong thời đại 4.0 không thể thiếu điều này…

Đó chính là công nghệ khoa học hiện đại; là những thành tựu đúc kết sau một quá trình phát triển lâu dài và hiện nay được ứng dụng vào quy trình hoạt động, nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, vận tải;… một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm. Đồng thời công nghệ cũng trở thành yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp có thể gia tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ.

Công nghệ không chỉ là công cụ để doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình quản lý, thống nhất dữ liệu trên một hệ thống làm giảm thao tác thủ công, qua đó tiết kiệm thời gian và nhân lực hướng đến giảm chi phí cho doanh nghiệp; và hơn hết nhờ phần mềm quản lý mà chuỗi cung ứng được vận hành linh hoạt, chủ động dù thị trường có những biến động khó lường như đại dịch Covid-19 vừa qua.

Doanh nghiệp có thể cải tiến quy trình quy trình quản lý chuỗi cung ứng theo một trong ba cách trên hoặc những giải pháp khác phù hợp hơn. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại thì dù doanh nghiệp lựa chọn phương án nào thì công nghệ là yếu tố không thể thiếu; nếu không nhanh chóng gia nhập vào đường đua chuyển đổi số doanh nghiệp có thể bị đối thủ bỏ xa, thậm chí là bật khỏi đường đua. Và để có một giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với DIGINET qua Hotline: 0908 402 668 để được hỗ trợ chi tiết.

———–
Giải pháp quản lý tổng thể DIGINET ERP được thiết kế dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, là thành quả đúc kết hơn 26 năm kinh nghiệm phát triển và triển khai cho doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam.

Hơn 900 doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn như: Tập đoàn Gemadept, Cadisun, Shiseido, Sadeco, Saigontourist, Tan Cang Logistic, Novaland,….
Giải pháp được xây dựng riêng dựa trên quy trình đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Đảm bảo 5 yếu tố quan trọng nhất trong việc chuyển đối số:

  • Tính phù hợp: mỗi giải pháp sẽ là lời giải cho bài toán quản lý riêng của doanh nghiệp theo từng ngành/ lĩnh vực như: sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản;…
  • Tính linh hoạt: doanh nghiệp có thể tùy chỉnh phần mềm quản lý theo từng giai đoạn phát triển, điều này không làm ảnh hưởng đến dữ liệu cũng như đảm bảo bảo mật ở mức cao nhất.
  • Tính đa dạng: tùy vào mục đích sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai phần mềm trên nhiều nền tảng khác nhau như: Win app, Web app hay Mobile app