Đảm bảo chuỗi cung ứng liền mạch trong đại dịch Covid-19
![Đảm bảo chuỗi cung ứng liền mạch trong đại dịch Covid-19](https://diginet.com.vn/wp-content/uploads/2021/07/dam-bao-chuoi-cung-ung-lien-mach-trong-dai-dich-covid-19-1.jpg)
Chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng hoàn toàn bị “đứt gãy” khi dịch Covid-19 bùng phát từ hồi cuối năm 2019.
Theo thống kê có đến 83% doanh nghiệp tại Việt Nam gặp vấn đề về nguồn cung nguyên vật liệu trong 2 tháng đầu trong giai đoạn dịch mới xuất hiện. Và 47% trong số đó gặp khó khăn với nguồn cung từ Trung Quốc và phần lớn thiếu hụt nguyên liệu thô.
Áp lực nặng nề mà Covid -19 đặt lên chuỗi cung ứng
Những ngày cuối năm 2019 đầu năm 2020, thế giới biết đến Covid-19 là một loại virus cúm đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) với khả năng lây lan nhanh và có thể gây tử vong. Nhưng chỉ một thời gian sau đó, đây không còn là vấn đề riêng của Trung Quốc; với tốc độ lây chóng mặt hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng. Tổ chức Y tế Thế giới WHO chính thức công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
Tính đến tháng 7/2021, cả thế giới có 194 triệu ca nhiễm, 4,16 triệu ca tử vong và hàng triệu người đang sống dưới lệnh cách ly.
Đại dịch Covid-19 được xem là sự kiện “Thiên nga đen”; được hiểu là sự kiện không thể đoán trước được, vượt quá những tình huống thường được dự kiến và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng; tác động đến đời sống xã hội, y tế quy mô toàn cầu và kìm hãm đáng kể sự phát triển của nền kinh tế mà chưa có cuộc khủng hoảng nào làm được trước đây.
Đối với các doanh nghiệp, Covid-19 như một đòn đánh úp, rất bất ngờ và vô cùng lạ lẫm. Diễn biến quá nhanh và phức tạp của dịch bệnh khiến doanh nghiệp rơi vào tình cảnh “không đỡ kịp”.
Chuỗi cung ứng rung chuyển vì “nhà máy sản xuất” lớn nhất thế giới đóng cửa
Theo báo cáo mới nhất của Dun&Bradstress, có đến 5 triệu doanh nghiệp đối mặt với rủi ro do gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng. Bởi 51,000 đơn vị trong số này lựa chọn Trung Quốc là đối tác cung ứng cấp 1; ngoài ra có đến hàng triệu đơn vị khác gián tiếp xuất hiện trong chuỗi cung ứng cấp 2 mà quốc gia này cung cấp.
Các hoạt động thương mại thế giới 90% diễn ra trên đường biển và Trung Quốc là nguồn cung ứng hàng lớn của ngành hàng hải toàn cầu. Tình trạng đóng cửa chống dịch của Trung Quốc đã khiến nhiều công ty sản xuất lao đao. Các hãng lớn như Hasbro, Versace, Jimmy Choo;… chật vật vì chuỗi cung ứng bị gián đoạn.Hay Huyndai cũng đã công bố ngừng hoạt động một số dây chuyền sản xuất xe hơi bởi thiếu phụ tùng. Hãng xe Fiat Chrysler cũng có kế hoạch dừng sản xuất tại Serbia vì thiếu phụ tùng từ Trung Quốc.
Và sự thật thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, khi hoạt động thương mại với Trung Quốc từ lâu đã là mắc xích vô cùng quan trọng của doanh nghiệp Việt.
Giãn cách xã hội gián đoạn chuỗi cung ứng như thế nào?
Trong hơn 2 năm Covid hoành hành, Việt Nam đã đối mặt với 4 đợt dịch bùng phát và trong lần thứ tư này, khó khăn chồng chất khó khăn. Số ca nhiễm liên tục tăng mạnh và gây áp lực lên hệ thống y tế; vì thế các chỉ thị giãn cách toàn xã hội được áp dụng lần nữa.
Theo đó, việc di chuyển giữa các quận, huyện trong một thành phố hay giữa các thành phố với nhau không hề dễ dàng. Nhiều tài xế buộc phải quay xe do lệnh giãn cách. Các tỉnh, thành phố chủ chốt – nơi có nhiều nhà máy, khu công nghiệp như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội;… dưới sức ép của dịch bệnh cũng phải nghiêm ngặt đối với việc đi lại và hoạt động; thậm chí các doanh nghiệp buộc phải cho nhân viên tạm nghỉ, tạm dừng hoạt động để chống dịch.
Lẽ dĩ nhiên, những hành động này phần nào ảnh hưởng đến việc cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất trong một thời gian tương đối dài khi mà dịch bệnh chưa được kiểm soát.
Sự biến mất của nhiều doanh nghiệp do Covid-19 sẽ để lại nhiều lỗ hổng trong chuỗi cung ứng
Trong 6 tháng đầu năm 2021, có 70,209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nguyên nhân chủ yếu do Covid ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: đầu ra đứt gãy, chi phí tăng cao liên tục, thay đổi chiến lược kinh doanh;…
Trong chuỗi cung ứng, một doanh nghiệp rời khỏi vị trí để lại lỗ hổng lớn và có thể kìm hãm sự vận hành của những doanh nghiệp còn lại. Nhiệm vụ chính yếu để tiếp tục tồn tại và phát triển đó là lấp đầy lỗ hổng hoặc chuyển hướng hoặc cả hai.
Đảm bảo chuỗi cung ứng liền mạch: những điều doanh nghiệp nên làm
Tìm kiếm nguồn cung ứng mới
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung của một quốc gia như Trung Quốc mang đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là trong tình hình biến động không ngừng như hiện nay.
Hơn nữa, các doanh nghiệp trong chuỗi lần lượt biến mất khỏi thị trường như hiện tại vô hình chung gâp ra áp lực cho việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Do đó tìm kiếm nguồn cung ứng mới là điều doanh nghiệp cần làm để nắm thế chủ động trong mọi tình huống phát sinh do dịch bệnh.
Tận dụng nguồn cung từ trong nước nhằm tăng tính tự chủ, tính địa phương hóa và tái thiết lập, từ đó giảm sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng cũng như việc họ sẽ đòi hỏi cao hơn về nguồn gốc, tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng hàng hóa,…
Mặc khác, nhiệm vụ tìm kiếm nguồn cung thay thế tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã bắt đầu. Không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà cả doanh nghiệp các quốc gia khác cũng để ý đến khu vực này. Điều này là cơ hội giúp doanh nghiệp Việt Nam giải quyết bài toán cung ứng; đồng thời trở thành một mắc xích trong chuỗi cung ứng mới, hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho sự phát triển trong điều kiện bình thường mới.
Lấp lỗ hổng trong chuỗi
Trong hoàn cảnh các nhà cung cấp ngừng hoạt động do Covid thì buộc doanh nghiệp phải tìm những đối tác khác kiên cường hơn. Khi đó doanh nghiệp cần đánh giá các nhà cung cấp mới trong chuỗi cung ứng; không bỏ qua việc xem xét từ tầm nhìn, hiệu quả kinh doanh cũng như các giải pháp kỹ thuật số – điều kiện tiên quyết cần cho doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bất ổn định.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tăng tốc hơn nữa các dịch vụ thuê ngoài như sản xuất, logistics,…
Chuẩn bị mô hình chuỗi cung ứng mới
Chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí mà có lẽ sẽ dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó.
Trong trạng thái bình thường mới chuỗi cung ứng cần thiết phải vô cùng linh hoạt mới có thể đáp ứng với môi trường luôn thay đổi. Những hệ thống cổ điển với nhược điểm cồng kềnh, thiếu chính xác và minh mạch trong hoạt động quản lý sẽ cản trở việc vận hành.
Nhưng đó không phải là vấn đề lớn với chuỗi cung ứng mới được hỗ trợ bởi công nghệ. Doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả với DSNs – Chuỗi cung ứng kỹ thuật số.
Phát triển dựa trên công nghệ tiên tiến như IoT, Cloud, AI;.. mô hình chuỗi cung ứng này cho phép doanh nghiệp thực hiện vận hành và quản lý nguồn cung ứng, đối tác một cách nhanh chóng, chính xác và minh bạch. Các dữ liệu được thu thập và xử lý dễ dàng, đảm bảo doanh nghiệp có đầy đủ thông tin để ra các chiến lược phát triển, ứng phó kịp thời.
Với một chuỗi cung ứng số sẽ giúp doanh nghiệp luôn luôn chủ động trong quản lý cung ứng của mình. Đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy và chủ động điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp khi có biến động, không chỉ là do Covid-19 mà có thể vì bất kỳ điều gì.
Nếu bạn cần một phần trình bày về giải pháp chuỗi cung ứng số, hãy liên hệ DIGINET qua Hotline: 0908 402 668 để được demo miễn phí.